Sunday, March 18, 2012

Achema – Zen - Transform



Zen – Chuyển hóa

Thiền chuyển hoá, nhưng thiền không đề cập đến chuyện chuyển hoá. Thiền làm thay đổi, nhưng thiền không quan tâm đến sự đổi thay. Thiền đem nhiều điều tốt đẹp đến cho nhân loại hơn những thứ khác, nhưng thiền không chú tâm tới những chuyện đó. Thiền tới như là một duyên lành, như một món quà tặng. Thiền đến với sự thông hiểu. Đó là vẻ đẹp của Thiền, là vô giá mà không mang điều kiện. Thiền cho sự định giá là một thứ bệnh của tâm trí.... là đúng như thế. Không có gì là tốt và không có gì là xấu, mọi sự việc là như hiện diện. Mọi sự là y như xảy ra.

Một đường hướng mới được phát triển trong Thiền, đường hướng của sự chuyển hoá mà không cần có nỗ lực. Thiền nhìn xâu thẳng vào cái thiên nhiên của sự vật, không bị một ấn tượng tiền định nào cản trở.

Ngay khi ta nói người này là tốt, là ta đã ngừng không để ý tới người đó nữa. Ta đã cho người đó một nhãn hiệu; ta đã làm cho người đó bé nhỏ lại, ta đã đóng khung và phân loại họ. Khi ta nói “người đó thật tệ” thì sao ta còn có thể nhìn thẳng vào mắt người đó được nữa? Ta đã quyết định phủi tay, ta đã chấm dứt với người này rồi. Người này không còn là sự bí mật nữa. Ta đã giải toả sự bí ẩn; đã đánh dấu lên nó “Cái này là xấu” hay “Cái này là tốt”. Từ lúc này trở đi ta sẽ chỉ đối ứng với những nhãn hiệu này, chứ không đối ứng với những thực tại nữa.

Một người tốt có thể trở thành xấu, người xấu cũng có thể trở thành tốt. Việc này xảy ra từng lúc một....Buổi sáng người này rất là tốt, nhưng đến chiều anh ta lại là tệ hại, rồi tối đến anh tốt trở lại. Nhưng nếu ta cứ cư xử với người đó tương ứng với cái nhãn hiệu. Ta sẽ không đối thoại với chính người này, mà ta sẽ phải nói chuyện với cái nhãn nhiệu của ta, theo hình ảnh ta tạo ra, theo quan điểm của chính ta. Làm theo cách này là ta làm mất đi cái thực tại, làm mất đi con người thật của họ. Sự kiện này tạo ra biết bao điều phức tạp và rắc rối. Lấy một thí dụ về những vấn đề nan giải này là: Ta có thực nói chuyện với bà vợ ta hay không? Khi đang nằm trên giường với vợ, ta có thực đang nằm với vợ hay là nằm với một hình ảnh nào khác chăng? Trên thực tế.... ít nhất đang có bốn người cùng nằm ở đó. Hình ảnh của ta thay cho người khác và của người khác thay cho ta, hai hình ảnh này đang cùng có ở đó. Những hình ảnh đó không bao giờ hoà hợp được với nhau... vì người thật thì cứ liên tục thay đổi, người thật không có thật. Người thật như một giòng sông liên tiếp thay đổi mầu sắc. Người thật sống động. Dù cho ta đã gán cho một nhãn hiệu, không có nghĩa là người đó đã chết rồi....người đó vẫn sinh tồn.

Khi cái cây đang sinh tồn, nó sẽ trổ hoa, sẽ mọc lá mới, chim sẽ đến làm tổ trên cành, người lữ hành sẽ dựa lưng nghỉ đêm dưới tàng cây....mọi chuyện tiếp tục biến chuyển. Khi ta còn đang sống mọi việc vẫn có thể diễn biến. Nhưng một khi ta gán nhãn hiệu cho người này là tốt hay xấu, đạo đức hay không đạo đức, có tín ngưỡng, không tín ngưỡng, hữu thần hay vô thần, thế này hay thế kia....ta nghĩ như thể người này đã chết mất. Có lẽ ta chỉ nên gán cho họ cái nhãn hiệu sau khi họ đã chết mất. Ta có thể ra nghĩa địa và viết lên mộ họ: “Người này là như thế này”. Lúc này họ không thể chối cãi được nữa; mọi sự đã hoàn tất, đã chấm dứt.

Thế nhưng khi một người còn đang sinh hoạt.....mà ta cứ gán cho họ cái nhãn hiệu....kể cả những đứa trẻ, những đứa bé con. Ta nói, “Đứa bé này biết vâng lời, đứa bé kia không nghe lời. Đứa bé con này là niềm vui, và đứa kia chỉ là rắc rối.” Là ta gán cho nó cái nhãn hiệu.... và nên nhớ, ngay khi đó ta đã tạo ra bao nhiêu chuyện phiền phức. Trước tiên, khi gán cho ai cái tên gì có nghĩa là ta chấp nhận cho người ấy hành động như vậy… chính cá nhân ấy bắt đầu cảm thấy họ bị bắt buộc phải làm đúng theo điều đó. Khi người cha nói,” Con tôi là rắc rối,” thì đứa con sẽ nghĩ,” Tôi phải chứng minh là cha tôi nói đúng” Cách suy nghĩ này là chuyện đương nhiên … làm sao một đứa trẻ lại tin là cha mình sai được? Cho nên đứa trẻ sẽ tạo thêm nhiều rắc rối hơn, và rồi người cha xác định, “Thấy chưa. Đứa con này quả là rắc rối.”

Nếu ta gán cho nó một nhãn hiệu, ta sẽ làm cho đứa trẻ điên loạn....ta sẽ hủy hoại nó. Tất cả các nhãn hiệu đều là tàn phá. Đừng bao giờ cho người nào là kẻ phạm tội hay là thần thánh. Khi nhiều người cùng gán một nhãn hiệu cho một người nào đó....và mọi người đều có khuynh hướng suy nghĩ như nhau; là khi những người đó không còn có ý nghĩ, nhận xét cá nhân, hay ý kiến nguyên thuỷ nữa. Ta có thể nghe lời đồn về một người nào đó là kẻ phạm tội và ta chấp nhận điều nghe đó. Và ta truyền đi cho người khác, người đó cũng đồng ý như vậy. Rồi tiếng đồn càng ngày càng đi xa, cái nhãn hiệu càng to hơn, lớn thêm, rộng hơn. Và một ngày nào đó trên thân thể người đó có cái bảng hiệu “KẺ PHẠM TỘI”, viết bằng chữ hoa lớn, làm bằng đèn nê ông sáng trưng, để cho người đó tự đọc lấy được và hành động tương ứng. Cả xã hội mong mỏi anh ta hành xử như một kẻ phạm tội, nếu không xã hội sẽ nổi giận....”Hắn đang làm gì vậy? Là kẻ phạm tội mà sao hắn lại làm ra vẻ như một ông thánh sống vậy! Hãy cư xử cho đúng cách đi.”

Xã hội là thế, xã hội có... có kỳ vọng đầu tư vào những nhãn hiệu gán thêm vào cho nhãn hiệu tuy nó không thể làm thế được. Con người không thể hành xử một cách toàn hảo, không bao giờ. Không thể làm được. Đúng thực là không thể thành công. Con người chỉ có thể giả vờ. Lúc này hay lúc khác khi con người không còn giả vờ được, khi họ lơ là buông thả một chút xíu ....hoặc khi họ đang ở trong trạng thái nghỉ ngơi hay vui chơi ở chỗ công cộng.... thì sự thật được khẳng định. Khi ấy ta nghĩ rằng ta đang bị lừa dối; người ấy là kẻ lường gạt. Ta đã nghĩ anh chàng này rất tốt, nhưng hôm nay anh ta lại đi ăn cướp của nhà tu. Bao nhiêu năm trời ta cứ nghĩ hắn ta rất tốt, hắn ta là một ông thánh... sao bây giờ hắn ta lại đi lấy trộm của nhà tu!

Có phải ta nghĩ là hắn đã lừa ta không? Không, chính cái nhãn hiệu ta gán cho hắn đã lừa đảo ta. Hắn hành động đúng theo tình trạng thực tế của chính con người hắn. Đã từ lâu hắn cố làm theo khuôn khổ của ta cho hắn, nhưng hôm nay hay ngày nào khác hắn vuột ra khỏi cái khuôn khổ đó. Con người phải làm những gì họ muốn làm.

Không một ai trên đời này làm đúng theo những kỳ vọng của ta. Chỉ có những kẻ hèn hạ mới cố gắng làm đúng theo những kỳ vọng của ta. Một con người đúng nghĩa sẽ phá hủy những kỳ vọng của người khác về mình, vi con người không phải bị sinh ra ở cõi đời này để bị ý tưởng của người khác sai khiến, làm tù túng. Con người sẽ chọn sự tự do. Họ sẽ chọn sự khác biệt....vì tự do là như thế.. Một người đúng nghĩa là một người khác biệt. Chỉ có những người giả dối mới đồng nhất. Một người thực sự là người chứa đựng nhiều đối nghịch trong chính họ. Người này thật hoàn toàn tự do. Họ có thể là thế này hay có thể là thế kia. Không có gì ngăn cản được họ. Sự tự do lựa chọn cho họ việc gì phải làm trong từng khoảnh khắc một. Thế nhưng ta lại đặt ra một mẫu mực và bắt buộc họ phải theo một đường lối nhất định.

Chắc là phải có một giá trị vĩ đại nào đó phát xuất từ sự đồng dạng. Chúng ta nói, “Người này thật lúc nào cũng vậy. Anh ta quá tốt...trước sau như một.” Nhưng sự “đồng nhất” này có nghĩa gì với chúng ta? Nó có nghĩa là người này đã chết, không còn sống nữa. Anh ta đã tự khai tử ngay khi anh ta trở nên trước sau như một....từ đó anh ta không còn sống nữa. Cũng ví như ta khăng khăng cho là dòng sông lúc nào cũng chỉ có cùng một mầu. Đây là ý tưởng điên loạn và ý tưởng đó tuyệt đối không phù hợp với những định luật của thiên nhiên.

Achema – Malaysia 2009
Kim Morris lược dịch June 2011


 

No comments:

Post a Comment