Lòng Từ Bi 3
Năng lực của Từ Bi.
Sau khi Thái Tử Tất
Đạt Đa đạt được giác ngộ, cái ngã
của Ngài tan biến, và những ham muốn cũng biến mất theo. Khi không còn ham muốn nữa làm
sao tấm thân còn tiếp tục tồn tại được? Công việc xong rồi nó biến mất chứ.
Tại sao Đức Phật có thể ở nán lại trong nhục thể lâu hơn được?
Muốn hiểu vấn đề
này, chúng ta cần hiểu vài
điều sâu xa hơn.
Khi sự ham muốn tan biến, năng lực của ham muốn không thể tan theo với nó ngay, cái năng lực này vẫn tồn tại, nhưng nó sẽ chuyển
sang một hình thể khác. Ham muốn chỉ là hình thể
của cái năng lực đó; vì thế ta có thể chuyển nó vào chỗ khác. Thí dụ như: giận dữ có thể
trở thành ham dục. Ham dục có thể trở thành giận dữ. Một người đang
thật giận dữ sẽ không có thích thú về tình dục. Tất cả năng
lực của tình dục đã trở thành giận dữ. Đây là một trong những lý do ta thấy một người nào đang bị đè nén tình dục người đó sẽ bị
giận dữ, sự giận dữ luôn luôn sẵn sàng trồi lên trên mặt. Cho dẫu người đó giữ im lặng, họ cũng không thể che dấu được trong ánh mắt, trên vẻ mặt.
Cái gì xẩy ra khi mọi ham muốn biến mất? Năng lực
không thể chỉ biến đi một cách nhanh như thế; năng lực không
bao giờ bị huỷ diệt. Nó cần biến đổi sang
một thể khác. Một năng lực nào đó đã hiện hữu trong Phật Cồ Đàm khi Ngài
đạt giác ngộ. Những năng lực này đã chuyển động trong tình dục, trong giận dữ, trong tham lam,
trong
cả triệu phương cách. Rồi những thể dạng đó biến dạng.....thế thì cái năng lực
đó
đi đâu? Năng lực không thể thoát ra ngoài sự hiện hữu, nên khi ham muốn không còn nữa, năng lực thành vô hình nhưng vẫn còn đó. Tất cả
năng lực đó chuyển hoá sang Từ bi, bác ái (Compassion).
Ta không thể nào biết từ bi bác ái là gì vì ta vẫn còn tham lam, còn ham dục, còn giận dữ, vân vân....Ta không thể trở thành từ bi vì còn thiếu năng lực. Mọi năng lực của ta đã bị phân tán ra nhiều trạng thái khác nhau.... đôi khi là tham lam, đôi
khi
là nóng giận, đôi khi là tình dục.....Chỉ khi nào tất cả các ham muốn tan biết
mất, khi đó năng lực mới chuyển thành từ bi, bác
ái.
Nếu không có sự hiểu
biết thấu đáo về nguyên tắc này, người ta cứ “mù quáng” tiếp tục vun trồng cái tâm từ bi mà chính nó không thể bị đào luyện
được. Vì cái gì mà ta muốn đào luyện đó đến từ cội gốc của “ham muốn”. Không thể vun trồng lòng từ bi nhưng chỉ khi ta
không
còn ham muốn gì nữa, thì từ bi xuất hiện vì mọi nguồn năng lực di chuyển vào cho từ bi bác ái. Sự chuyển động này rất khác biệt.
Những ham muốn đều có động lực ở trong, có mục tiêu; từ
bi không có động lực nào, không
có mục tiêu nào ở trong. Từ bi là thuần
túy đầy tràn năng lực.
Từ bi bác ái có
nghĩa là sự chuyển hoá thân và tâm. Ta
không còn là một nô lệ
nữa,
đã trở thành một chủ nhân. Bây giờ phải hành sử một cách có tri thức. Ta
không còn bị lôi cuốn, điều khiển hay bị
thúc đẩy bởi những sức mạnh của vô thức;
bây giờ ta hoàn toàn độc lập, tự do, Cùng cái năng lực tạo ra đam mê đã chuyển sang cho từ bi. Đam mê là mê
muội;
từ bi là yêu thương. Đam mê là tham lam, từ bi là chia sẻ. Đam mê là ham muốn, từ là không ham muốn. Ham
muốn là muốn dùng người khác như những phương tiện; từ bi tôn trọng người khác như thể tôn trọng chính mình.
Một trong những điều căn bản của từ bi bác ái là tôn
trọng tất cả mọi người, làm cho
mọi người biết rằng những gì đã xẩy ra cho ta
cũng có thể xẩy ra cho họ; rằng không ai là tuyệt vọng, không ai là vô
dụng; rằng giác ngộ không phải là phần thưởng, mà là tự chứng của mỗi cá nhân.
Nhưng những lời nói này phải đến từ người đã giác ngộ,
chỉ có những người đã giác ngộ mới tạo đuợc niềm tin. Nếu đến từ những học giả không giác ngộ, những lời nói của họ sẽ không thể tạo được niềm tin. Lời nói,
phát ra từ người đã giác ngộ, bắt đầu thành hơi thở, bắt đầu có nhịp tim đập của chính lời nói đó. Nó trở
nên sống động, nó đi thẳng ngay vào tim ta....và nó không phải là những trò chơi trí thức
hay thể dục biểu diễn. Nhưng với một học giả, lại là chuyện rất khác hẳn. Chính học giả này cũng không biết ông ta đang nói về chuyện gì, hay viết về chuyện gì. Ông
ta
đang ở trong trạng thái mơ
hồ cũng như ta vậy.
Đức Phật Cồ Đàm là
một trong những điểm mốc
về
sự chuyển hoá của tri thức; sự đóng góp của
Ngài lớn lao không thể lường được. Trong sự đóng góp
này, tư tưởng về tâm từ bi là điều cần thiết (chính yếu) nhất. Nhưng ta phải ghi nhớ rằng dù có lòng từ bi bạn cũng không trở thành cao cả hơn; nếu không nhớ ta sẽ làm thối nát mọi
chuyện. Nó trở lại con đường vị ngã. Nhớ đừng khinh thường người khác bằng lòng từ
bi, như thế là ta đang
không có lòng từ bi.....sau những danh từ đó ta đang vui thích trên nỗi nhục nhã của họ.
Riêng đối với từng cá nhân, thiền định
là đủ rồi. Điều vĩ đại nhất của Đức Phật
là Ngài là để cập đến tâm từ bi trước khi vào thiền định. Ta nên yêu thương hơn, tử tế hơn, vị tha
hơn. Có một bài học ẩn dấu trong đó.
Trước khi được giác ngộ nếu tâm của ta đã tràn đầy từ bi bác ái, thì triển vọng sau lúc
thiền định ta sẽ làm cho những người khác biết được cùng một vẽ đẹp, cùng một sự thanh cao. Đức Phật làm cho giác ngộ được
truyền nhiễm dễ dàng. Nhưng nếu người ta quay trở về nhà thì
sao
còn để ý tới ai nữa? Đức Phật
lần đầu tiên làm cho sự giác ngộ không ích kỷ; ngài đặt nó là trách nhiệm của xã hội.
Đây
là một thay đổi vĩ đại trong lịch sử nhân loại. Nhưng lòng từ bi phải được học
hỏi trước khi giác ngộ, nếu không thì khi một người trở nên rất hoan lạc, lúc đó hình
như ngay chính lòng từ bi lại ngăn ngừa sự vui vẻ riêng tư, tạo sự rối loạn trong sự hoan lạc của người
đó. Đây là lý do tại sao đã có hàng trăm người giác ngộ, nhưng rất ít ai là
bực Thầy. Giác ngộ không có nghĩa nhất thiết ta sẽ trở thành một bậc Thầy. Trở thành một bậc Thầy có
nghĩa là ta phải có lòng từ bi rộng bao la.
Lòng từ bi một cách căn bản có nghĩa là chấp nhận sự mảnh mai,
những yếu kém của con người; không mong mỏi con người phải hành xử như
những người hoàn hảo hay thần thánh. Sự mong mỏi đó là ác độc. Tâm từ bi chỉ có được với cảm thông và nhận thức. Không riêng
việc hiểu biết và tôn trọng người
khác, mà còn phải tìm hiểu sâu xa tận cốt lõi của chính ta nữa. Thấy được cốt lõi của
chính mình, khi đó sẽ có khả năng nhìn thấu cốt lõi người khác. Lúc này người kia không còn hiện diện như một thân thể hay một khối óc mà họ xuất hiện như một “ánh sáng.” Ánh
sáng không bị chia rẽ, khi hai tia sáng gặp
nhau, chúng nhập vào thành một.
Lòng từ bi bác ái
là một hình thức tối thượng của tình yêu.
Achema – 2009
Kim Morris lược dịch
February 2011 – revised September 2011
No comments:
Post a Comment