Kiến Thức và Tâm Linh
Khi một người đọc quá nhiều sách vở, người ấy đương nhiên có tích luỹ nhiều kiến thức trong trí óc suy luận của họ. Loại
kiến thức này rất hữu ích trong cái thế giới vật chất của chúng ta. Kiến
thức đó có thể mang lại địa vị, tiền bạc, đầy rẫy thú vui, chức vụ và sự
kính nể của một xã hội thông thường. Xã hội của chúng ta luôn ca tụng
những người như Bác sĩ. Tiến Sĩ, Thẩm Phán, Chủ Tịch, Khoa Học Gia v...
v...
Cho nên đó là lý do tại
sao tâm suy luận của chúng ta tin tưởng một cách mãnh liệt “Kiến Thức” là
chìa khoá mở được tất cả mọi thứ. Nhưng khi đến với thế giới tâm linh,
nhiều kiến thức quá đôi khi sẽ trở thành ít nhiều cản trở không cho
họ tiến sâu vào thế giới tâm linh đó. Tại sao vậy?
Người ta sẽ không hiểu
được cái thế giới tâm linh nếu họ cứ cố bám víu và trói buộc vào những
gì họ đã biết qua kiến thức. Sự vận hành mạnh mẽ của tâm suy luận sẽ ngăn
cản một cách toàn diện không cho tâm linh phản ứng.
Theo những ý kiến phản
hồi của các học viên cho biết, những người đọc ít sách vở hơn hay có
ít kiến thức về tâm linh hơn lại có vẻ cảm nhận hay chứng kiến được
nhiều “sự việc” hơn so với những người khăng khăng ôm bám lấy những
kiến thức lấy ra từ sách vở.
Lấy một thí dụ điển
hình: Trong hai ngày qua, một đám 18 học viên (2 người vào một nhóm) trong
khoá học tâm linh hai ngày về “Trực giác 1”, được cho thực tập phương
cách loại bỏ “chất ê-te bao bọc vây quang thân thể” ít nhất khoảng 2 tới 5
cm. 3 phần tư học viên không thể nhìn hay cảm nhận thấy chất ê te đó chỉ vì
họ hoặc đã đọc quá nhiều sách vở hoặc lại quá tham lam muốn thấy kết
quả nhanh chóng.
Con người không thể
dùng tâm luận cho thực nghiệm này, với ảnh hưởng của tâm suy luận dính
vào, họ không thể cảm nhận hay nhìn thấy được cái gì hết. Sự kiện này xẩy ra là vì kiến thức đã trở
thành vật ngăn chận, cản trở của mặc khải tâm linh. Những người có thể
thực hành được vẫn tiếp tục rửa sạch “các đốm sao của cơ thể” cho ra xa
tới 30cm bên ngoài cơ thể của họ. Những người đã dọn dẹp sạch được rồi,
ngay lập tức cảm thấy năng lực tại các huyệt đạo bắt đầu xoay chuyển.
Ngay cả khi cường độ của máy điều hoà không khí được tăng lên cao, họ
vẫn đổ mồ hôi. Rất nhiều dấu hiệu của cơ thể, trong khi thực hiện phương
pháp tẩy sạch này, chúng ta có thể đọc biết được, như: khả năng có thể
sờ mó được tới tri thức tiềm ẩn hoặc vô tri thức.
Chúng ta có thể hiểu một
cách đầy đủ tại sao những người mà cơ thể có trọng lượng nặng nề là vì
tiềm thức hay cái tâm vô tri thức của họ đã gây ra ảnh hưởng như vậy. Vài
người còn thấy cơ thể của họ tuy được trang bị bằng “máy dò điện tử” (xin
lỗi không tìm được từ ngữ nào thích hợp hơn), nhưng không biết làm cách
nào tự điều chỉnh cho cái chức năng phụ trội này hòa hợp vào với cơ thể của
họ. Cho nên đây là lý do tại sao họ không thể tiếp nhận được một cách trực
tiếp chỉ thị từ vũ trụ hay từ “nguồn sáng”.
Trong tiến trình phát triển
năng lực trong cơ thể này, nhiều học viên cảm thấy năng lực gia tăng và
khoảng 15 người trong số đó thu nhận được kinh nghiệm “đặc biệt” không
thể diễn tả ra bằng lời nói. Nhưng khi nhìn thấy những giọt lệ trong
mắt của họ, mới biết là đó là dấu hiệu của sự thán phục, biết ơn. Vài học
viên chỉ nhìn qua ánh mắt của nhau cũng có thể đọc được cuộc đời quá
khứ của nhau. Chúng ta cũng có thể nhận thức thấy....những người không
hề biết Giáo Pháp là gì. Nhưng họ đã có thể chứng kiến tất cả
những giáo pháp đã viết trong sách vở.
Những điều vừa kể ở
trên chắc chắn sẽ làm cho nhiều người cảm thấy “nghi ngờ” hay hoàn
toàn không hiểu gì hết. Điều này rất
đúng vì khi người ta cố gắng áp dụng tâm suy luận để hiểu về tâm linh, là
giống như con cá cố gắng tìm hiểu xem con cóc học được điều gì khi ra khỏi
mặt nước.
Nên nhớ rằng, nếu không
vứt bỏ các điều học hỏi khác hay sự hiểu biết thì không thể nào
chúng ta hiểu được tâm linh là gì. Tâm linh chỉ có thể phát động khi
những suy luận của tâm trí hoàn toàn “Câm nín”
Chúng ta có thể không đồng ý với điều này, nhưng đừng để tâm tới, đây chưa phải là thời cơ của ta, như Hoà Thượng Dhammarato đã nói: “Tốt hơn là
để mặc cho mỗi người tự sắp xếp
cho chính họ”
Achema – 2008
Kim Morris lược dịch March 2012
No comments:
Post a Comment