Friday, March 9, 2012

Achema - Zen - Compassion and Loving Kindness

Lòng từ bi 1 

Lòng từ bi và nhân ái yêu thương 

Nếu cứ để cho bài hát trường cửu này thấm vào, khích động lên...hay khi hoà hợp được với sự kỳ diệu, đi song hành được với bài hát đó ....thì khi đó từ bi, bác ái tự nhiên đến. Lòng từ bi, bác ái không dính dấp tới cá nhân của ta, nó chỉ hiện diện khi ta tan biến. Muốn có lòng bác ái, ta phải tan biến hoàn toàn.......vì nó chỉ linh động trong sự vắng mặt của ta. 

Cái tử tế được chăm sóc làm cho ta thành quá kiêu ngạo. Để ý xem, những người tử tế quá kiêu ngạo hơn những người độc ác. Đây là điều lạ....người độc ác it ra còn cảm thấy chút ít tội lỗi, nhưng người được coi là tử tế cảm thấy hoàn toàn thoải mái, luôn luôn cho mình là đúng, luôn luôn cho mình tốt hơn những người khác. Họ rất có chủ tâm trong việc họ làm, vì mỗi hành động tử tế đều mang thêm năng lực và thêm quyền lực cho cái ngã của họ. Càng ngày họ càng cảm thấy cao cả hơn. Toàn thể cuộc hành trình là con đường vị kỷ. 

Đây là vì sao sự toàn hảo không phải cái gọi là sự tử tế. Toàn hảo có một phần đặc thù của sự tử tế trong đó... ...là dịu dàng, là chia sẻ, cảm thông, không cứng rắn, là sáng tạo, và hay giúp đỡ. Nhưng việc làm như thế không có gì phát xuất do chính hành động của ta, mọi thứ chỉ trôi qua trong ta. Nó đến tự sự hiện hữu, và ta sẽ biết ơn và vui sướng vì cái hiện hữu đó đã chọn ta làm phương tiện chuyên chở. Sự tử tế này chỉ đi thoáng qua khi nào ta trở thành trong suốt. Trở thành trong suốt là lúc ta buông thả không cản trở bất cứ một cái gì. Sự tử tế tinh khiết không có bản ngã. 

Mặt khác, lòng từ bi cũng không phải là cái gọi là “tình yêu”. Nó có phẩm chất cần thiết của tình yêu, nhưng không phải cái tình yêu mà ta biết. Tình yêu của ta chỉ là đam mê và cuồng vọng trình diễn như là tình yêu. Tình yêu của ta không dính dáng gì tới tình yêu... chỉ là một cách lợi dụng người khác, bằng cái tên hoa mỹ, với khẩu hiệu to lớn...... “Em Yêu Anh”....... nhưng ta có yêu ai bao giờ chưa? Ta chỉ xử dụng người khác chứ chưa yêu. Lợi dụng người khác sao lại là yêu? Thực sự, xử dụng người khác có lẽ là một hành động tàn hại nhất trên thế giới... vì dùng người khác như một phương tiện là....”tội đại hình”..... Khi bắt đầu lợi dụng người khác...chồng lợi dụng vợ hay ngược lại.......là có nhiều ẩn ý bên trong. Và ta có thể nhìn thấy tất cả những chuyện đó ở chung quanh ta. 

Ngoài ra, người ta không bị hủy hoại bằng sự ghét bỏ, nhưng bị hủy hoại bằng cái gọi là “tình yêu”. Vì khi người ta gọi nó là tình yêu, người ta không thể nhìn thẳng sâu vào nó. Vì khi họ gọi nó là tình yêu họ cho rằng yêu là phải làm chuyện tốt lành và đúng cách. Không phải vậy. Nhân loại bị đau khổ vì bệnh dịch gọi là tình yêu. Nếu nhìn sâu rộng hơn, sẽ thấy cuồng vọng và ham muốn trần truồng đó. Đam mê, cuồng vọng không phải là yêu, ham muốn cũng vậy. Cuồng vọng muốn chiếm giữ và thủ lợi, trong khi yêu thương muốn cho đi. Toàn thể mục tiêu của đam mê là “Vơ vào thật nhiều và nếu có thể cho đi càng ít. Cho ít và lấy nhiều. Nếu phải cho đi thì cái cho đi chỉ là “mồi câu”. Đam mê là sự mặc cả tuyệt đối. Đúng vậy, ta phải cho đi một vật gì vì ta muốn lấy lại cái khác.... tư tưởng căn bản là cho đi thì ít, lấy lại nhiều hơn. Điều này thường tình xuất hiện trong đầu óc của con buôn. Nếu có thể nhận được cái gì mà không cần phải cho đi, là quá xuất sắc. Nếu không được cái gì vì không cho đi, thì cho đi ít thôi, rồi giả bộ như cho thật nhiều và giựt của người khác về tất cả . 

Lợi dụng chính là cuồng vọng. Tình yêu không phài là lợi dụng. Cho nên từ bi không phài là tình yêu trong cái nghĩa thông thường, và tuy cũng là yêu nhưng ở trong cái nghĩa đích thực của nó. Từ bi chỉ có cho đi, không hề có ý lấy lại. Không những không lấy lại, không... ý nghĩ “lấy lại” đó hoàn toàn không bao giờ hiện hữu trong tư tưởng. Khi muốn lấy lại thật nhiều, thực sự ta đã lừa dối chính ta là chẳng nhận được gì hết. Sau cùng, riêng ta đã bị ảo tưởng. 

Mỗi liên hệ tình yêu đều chấm dứt trong ảo mộng. Ta đã không nhìn thấy hay sao, nhìn thấy mối tình nào sau cùng cũng để lại một con rạch xâu đầy buồn nản, thất vọng và cảm giác bị lừa dối? Lòng từ bi không có ảo tưởng vì lòng từ bi không khởi đầu bằng ảo giác. Lòng từ bi không bao giờ đòi hỏi phải được hoàn trả lại bất cứ cái gì, không cần điều đó. Trước hết, bởi vì người có lòng từ bi cảm thấy “tôi có cho đi cái năng lực của riêng tôi đâu, tôi cho đi chính cái năng lực của sự hiện hữu. Tôi hỏi ai để lấy lại? Ngay cả việc đòi một lời cám ơn cũng là vô nghĩa”. 

Lòng từ bị là thế đó. Điều thứ hai là....lòng từ bi không phải cái gọi là tình yêu, và nó lại là tình yêu thực sự. Điều thứ ba...lòng từ bi là thông minh, chứ không phải là thông thái. Khi sự thông minh được độc lập từ mọi thể pháp, từ mọi nguyên lý, khi thông minh được độc lập từ mọi lời bàn cãi, từ cái gọi là lý sự....vì lý sự là bị đóng khung....khi thông minh là tự do, thì đó là từ bi. Người có lòng từ bi thì thông minh vô biên, nhưng người đó không phải là người thông thái. Người đó có thể nhìn thông suốt, có tầm nhìn tuyệt đối, mắt không dính bụi, không có gì ẩn nấp được họ.... nhưng chuyện đó không là đoán mò. Lòng từ bi không dính với lý luận, không nhờ qua dẫn chứng, mà qua cái nhìn riêng, thông hiểu và kinh nghiệm. 

Nên nhớ rằng: người có lòng từ bi không phải là không thông minh, nhưng họ cũng không phải là thông thái. Họ thông minh vô cùng, người họ phát tiết ra sự thông minh. Họ rực rỡ. Họ hiểu biết...nhưng không cần suy tư. Suy tư làm gì khi hiểu biết? Khi không biết, không hiểu bạn mới phải suy nghĩ. Suy tư chỉ là giai đoạn phụ giúp...và là một phụ giúp nghèo nàn. Nên nhớ... khi có thể hiểu biết, khi có thể thấy rõ, ai cần phải suy nghĩ nữa? 

Người có lòng từ bi hiểu biết; người thông thái suy nghĩ. Người thông thái là người suy tính và người có lòng từ bi là người không suy tính, cũng là người không thông thái. Người có lòng từ bi có trí thông minh, có trí thông minh tột bực. nhưng sự thông minh của người đó không hoạt động qua khuôn khổ của sự thông thái. Sự thông minh của người đó hành động một cách trực giác. 

Và điều thứ tư : Lòng từ bi không phải là một cảm giác....vì cảm giác có nhiều chuyện bên trong mà không phù hợp với từ bi. Cảm giác chứa đựng tình cảm..... cảm xúc....những thứ này không hiện hữu trong lòng từ bi. Người có lòng từ bi cảm biết mà không cần có cảm xúc; cảm biết mà không cần có giao động tình cảm. Họ làm bất cứ điều gì cần nhưng vẫn không để bị cảm xúc ảnh hưởng. Điều này phải được hiểu thật tinh tường. Và một khi hiểu được lòng từ bi, là đã hiểu được Phật là gi. 

Achema - 2008 
Kim Morris lược dịch 
February 2011 - Revised in September 2011

No comments:

Post a Comment