Monday, March 19, 2012

Duality of Life and Death


For Buddhism,the duality between life and death is only one instance of a more general problem, dualistic thinking. Why is dualistic thinking a problem?
We differentiate between good and evil, success and failure, life and death and so forth because we want to keep the one and reject the other. But, we cannot have one without the other because they are interdependent: having one half also maintains the other.
Living a ‘pure’ life thus requires a preoccupation with impurity and our hope for success will be proportional to our fear of failure.
We discriminate between life and death in order to affirm one and deny the other and as we have seen our tragedy lies in the paradox, that these two objects are so interdependent. There is no life without death and what we are more likely to overlook there is no death without life.

This means our problem is not death, but life-and-death.


 

Hai mặt của Sống và Chết.

Với Phật Giáo tính nhị nguyên của sống và chết chỉ là một điểm của một vấn đề tổng quát hơn, đó là tư tưởng nhị nguyên. Tại sao tư tưởng nhị nguyên lại là một vấn đề? 

Chúng ta phân biện thiện ác, thành công hay thất bại, thắng và thua, đời sống và sự chết v. v. vì chúng ta muốn giữ cái này và chối bỏ cái kia.  Nhưng, chúng ta không thể có cái này mà không có cái kia vì cả hai hỗ trợ lẫn nhau.  Có một nửa này cũng là đang giữ nửa kia.  Sống một cuộc đời tinh khiết đòi hỏi sự bận tâm tới những gì không trong sạch. Và hy vọng thành công của chúng ta sẽ tương ứng với sự lo sợ thất bại.

Tách biệt sự sống và chết chỉ là để công nhận cái này và chối bỏ cái kia, và như đã thấy, thảm kịch của chúng ta nằm ngay trong nghịch lý, cái nghịch lý là cả hai đối tượng này lại quá lệ thuộc vào nhau.  Không có đời sống nào mà không có cái chết và điều mà chúng ta thường tránh né nhiều hơn hết là không có sự chết nào mà không có đời sống.

Điều này có nghĩa là, vấn đề của chúng ta không phải là riêng cái chết, mà là sự sống- và - chết.
km/td

No comments:

Post a Comment