Thiền –
Hình Thức
Nếu đi tìm hiểu rõ ràng về những quy luật, nghi thức và hình thức là đã bị chết
trong khi ngược lại tính từ bi lại là “hoang dại” và “sống động”. Để hiểu
rõ hơn, ta hãy nghiên cứu những mẩu chuyện dưới đây:
Một ngày mùa đông nọ, một người hiệp sĩ Nhật (samurai) đến chùa của thầy
Eisai cầu cứu: "Con nghèo
và bệnh hoạn,"
anh ta nói thêm, "và gia đình con đang chết đói. Xin thầy giúp cho chúng con.”
Bị lệ
thuộc vào người khác về mọi thứ như bà
vợ góa của những con bọ ve, cuộc sống của thầy Eisai thật là khắc khổ, và ông không có gì để
cho đi. Vừa định bảo người hiệp sĩ đi tìm nhờ
chỗ khác giúp đỡ thì ông chợt nhớ tới bức tượng đức Phật Dược Sư Yakushi-Buddha ngoài hành lang. Lấy
bức tượng xuống, ông gỡ khung
vòng hào quang ra đưa cho người
hiệp sĩ: “Đem bán cái này đi” Thầy Eisai nói. “Nó sẽ giúp anh sống qua
vài ngày". Người hiệp sĩ tuy hoang mang nhưng quá tuyệt vọng anh ta cầm vòng hào quang ra
đi.
Một trong những đệ tử của thầy Eisai kêu lên: “Sư
Phụ, như vậy là phạm tội”. Sao thầy lại có thể làm như vậy được?”
“Phạm tội? Ôi
chà. Ta có hề bỏ cái tâm Phật đi đâu, nói cho
đúng ta đã bỏ cái tâm đầy tình thương và bác ái đó đâu. Thực sự, nếu
Phật có nghe biết đến anh hiệp sĩ nghèo khó này, Ngài đã chặt cánh
tay của Ngài cho anh ta rồi.”
Đây thật là một câu chuyện tiêu biểu
giản dị, trước hết, ngay khi không có
gì để cho đi thì hãy nên nhìn lại xem. Ta sẽ luôn luôn tìm thấy có một cái gì để cho đi. Kể cả thái độ của ta. Dẫu cho nếu
tuyệt đối không có gì để cho, it nhất ta cũng có thể cho đi một nụ cười; hay có thể ngồi cạnh cầm lấy tay
người đó một cách im lặng. Không phải là việc cho đi một vật gì, vấn đề chính là sự cho đi, là sự chia xẻ.
Eisai là một nhà sư Phật Giáo nghèo. Cuộc sống của ông rất khắc khổ
và ông không có gì để cho đi. Thông thường, khi lấy vòng hào quang của
tượng Phật và cho đi là phạm trọng tội. Khi có lòng tín ngưỡng, không
một ai lại có thể nghĩ tới
việc làm đó. Chỉ có người thực sự ngoan đạo mới làm được như
thế......đó là vì sao tâm từ bi không biết quy luật, tâm từ bi vượt ra khỏi những quy luật. Tâm từ bi là hoang dã. Tâm từ
bi không theo bất cứ một hình thức nào cả.
Ngay cả chính anh hiệp sĩ (samurai) cũng
bị hoang mang. Anh ta không trông mong vào việc làm này của thầy. Chính anh ta cũng nghĩ thầy
Eisai đã phạm trọng tội. Ông thầy
này là loại người gì vậy? Ông ta là người theo Phật mà lại phá huỷ tượng Phật. Ngay cả việc sờ vào tượng Phật cũng là có tội, huống chi ông ta
lại gỡ bỏ vòng hào quang và cho đi nữa. Đây là sự khác biệt giữa
người có đức tin chân chính và
người goị là có đức tin. Người được gọi là có tín ngưỡng luôn luôn nhìn về quy luật; họ luôn luôn nghĩ làm
như thế này mới là đúng và như thế kia là không đúng cách. Nhưng người thực sự có lòng tin về đạo có thực sự thi hành theo quy luật không? Không có
gì là đúng cách hay là không đúng cách đối với họ. Tất cả những gì
ta làm vì lòng từ bi, lòng bác ái luôn luôn là vô cùng thích hợp vì tự nhiên nó trở thành đúng
cách.
Hiểu biết là khác hơn tuân hành. Khi tuân hành, ta trở thành gần
như mù quáng; vì khi đó bắt buộc phải áp dụng theo các quy luật . Nếu hiểu, rồi sau đó tuân theo, thì ta không còn là mù quáng nữa. Mỗi
thời điểm cần có quyết định mới, mỗi thời điểm ý thức của ta phản ứng, và bất cứ
điều gì ta làm đều thành đúng.
Một câu chuyện đẹp nữa là vào nửa đêm mùa đông, một thiền sư xin vào trú ẩn trong một ngôi chùa. Ông
ta run rẩy vì đêm lạnh và trời đổ tuyết thật nhiều. Thấy vậy, thầy trụ trì thương hại, nói với ông ta, “Thầy có thể
ở lại, nhưng chỉ qua đêm nay thôi, vì chùa này không phải là một
khách trọ. Sáng sớm thầy phải ra đi.”
Vào nửa đêm, thầy trụ
trì bất ngờ nghe có tiếng động. Ông chạy vội ra xem và không thể tin vào mắt
mình. Nhà sư đang ngồi cạnh một đống lửa mà ông ta đã đốt lên bên trong chùa. Và một tượng Phật đã biến mất đâu. Ở
Nhật tượng Phật được làm bằng gỗ. Thầy trụ
trì hỏi, “ Tượng Phật đâu rồi?” Thiền sư chỉ vào đống lửa: “Trời lạnh
quá và tôi thì đang run lên.” Vị trụ trì nói, “ Thầy như bị
điên rồi, Thầy không biết thầy đã làm việc gì rồi sao? Đó là tượng Phật. Thầy đã đốt Phật.” Vị thiền
sư nhìn vào đống lửa, đang tàn lụi, rồi
dùng cái que bới đống tro ra. Thầy trụ trì
hỏi: “ Ông làm gì thế?” Thiền sư
nói: “Tôi đang tìm xương của Phật.” Vị trụ trì: “Thầy điên thật
rồi. Đó chỉ là một ông Phật gỗ. Làm sao
mà có xương trong đó!” Vị thiền sư tiếp vào, “Đêm vẫn còn dài
và trở nên lạnh hơn. Sao không đem nốt hai pho tượng
Phật kia ra đây?”
Dĩ nhiên ông ta bị đuổi cổ ra khỏi chùa ngay lập tức. Người này thật nguy
hại! Khi đang
bị kéo ra ngoài chùa, thiền sư nói, “Ông làm gì mà đuổi một vị Phật sống ra
khỏi chùa? Chỉ vì một tượng Phật bằng gỗ à? Vị Phật sống đang bị quá khổ sở nên tôi phải bầy tỏ
lòng từ bi bác ái. Nếu Phật còn đương tại thế, Ngài cũng sẽ làm
như vậy. Ngài sẽ đưa hết cả 3 pho tượng đó cho tôi. Tôi biết vậy. Từ thâm tâm,
tôi biết chắc Phật cũng phải làm như vậy. Nhưng có ai nghe ông ta đâu? Ông bị lôi ra ngoài trời tuyết và cửa chùa đóng lại sau lưng. Sáng ra, khi thầy trụ trì đi ra cửa chùa, ông thấy thiền sư đang ngồi gần một
trụ đá bên trên có vài bông hoa và đang
cầu nguyện. Vị trụ trì tới gần hỏi: "Thầy đang làm gì nữa đây?
Lậy lục một trụ đá
sao?" Thiền
sư trả lời,” Bất cứ ở đâu khi nào tới giờ làm lễ, tôi làm ra tượng Phật vì Phật luôn luôn ở quanh ta. Trụ đá
này cũng tốt như Phật gỗ của ông trong kia.”
Đây là vấn đề về thái độ. Khi nhìn bằng con mắt của người hành đạo,
thì mọi thứ đối với ta trở thành linh thiêng. Nên nhớ….. câu chuyện về Eisai dễ
hiểu vì lòng từ bi được mang áp dụng cho người khác. Câu chuyện thứ hai này khó
khăn và phức tạp hơn vì lòng từ bi được áp dụng cho chính mình. Người thực sự
hiểu biết thì không gây khó khăn cho người khác hay cho chính mình vì lòng từ
bi là điều độc nhất và cùng năng lượng trong cả hai trường hợp. Người hiểu biết
chân chính không là người hung hãn. Người đó không là người tàn bạo cũng như
không là người hung hãn. Người hiểu biết chân chính hiểu một cách đơn giản là
không có sự khác biệt……. mọi thứ kể cả chính người đó đều là linh thiêng. Và
ông ta sống từ sự hiểu biết đó.
Sống từ sự hiểu biết là từ bi bác ái. Đừng bao giờ cố gắng tập
nó; nó thật giản dị: chỉ cần tự buông thả sâu vào trong thiền định và ta đột
nhiên có khả năng ngửi hương thơm phát ra từ chỗ sâu kín nhất trong ta. Rồi hoa
nở rộ và lòng từ bi bác ái toả rộng. Thiền định là bông hoa và lòng từ bi là
hương thơm của nó.
Achema –
Malaysia 2009
Kim Morris lược dịch April 2011
No comments:
Post a Comment