Friday, January 13, 2012

Achema - Anagami - A Na Ham <===

                
Why Anagami Can't Experience Enlightenment?

Tại sao người chứng quả A Na Hàm vẫn chưa thể đạt Giác Ngộ?


Hôm nay ta hãy tìm hiểu tại sao những vị A Na Hàm (trạng thái thứ ba trên đường giác ngộ) vẫn chưa thể đạt được Giác Ngộ.

Như đã biết khi một người thực hành phép chánh niệm, thì chính chánh niệm sẽ hướng dẫn cho  người đó phát triển một tri thức (consciousness) mạnh mẽcái tri thức đó luôn luôn cảnh giác/canh giữ cho thân ý người đó (tri thức này còn được gọi là nhân chứng).

Người chứng quả A Na Hàm phát triển được sự chứng kiến (hay là nhân chứng) mạnh mẽ nhưng người đó vẫn còn bị kẹt trong một rắc rối thật tế nhị. Con người ai cũng có “ý chí cương quyết.” Nhưng thông thường các ý chí đều  đi ngược lại với thiên nhiên. Khi có thể nói được một cách hoàn toàn như: “Không phải của tôi...nhưng ý chí của ta đúng ra phải đã hoàn tất” rồi ... ”của ta” có nghĩa là sự “thiêng liêng”, sự hoàn toàn, tổng thể.....vì đây là lần đầu tiên ta trở nên có đầy mãnh lực. Nhưng cái mãnh lực này không thuộc về ta; ta chỉ là một lối điMãnh lực này thuộc về vũ trụ.

Bây giờ đi vào sâu hơn nữa, ta có thể nhận thấy người ấy như thể  hai người khác nhau..... một người là nhân chứng, và người kia còn ở trong cái thân và ý này. Đây chưa hẳn là mãi mãituyệt đối như vậyVì sự sửa đổi/chỉnh đốn sẽ xẩy ra vào lúc sau chót... Không phải chỉ cho cái ý chí, mà là cho cả sự chỉnh đốn.... ta có thể bị sửa đổi và chuyển hoá. Thoạt đầu ta cố gắng để không bị ràng buộc... đó cũng là một sự chỉnh đốn của ý chí. Ta chống cự, ta điều khiển, ta tự tách biệt, dùng đủ mọi nỗ lực để được ở lại m nhân chứng. Những nỗ lực để tiếp tục được làm nhân chứng đó thuộc về ý chí của ta, như vậy thực ra nó chưa hẳn là không trói buộc; có lẽ đây chỉ là một diễn xuất thực tập, không thực sự, ở địa điểm huấn luyện mà thôi.

Sự không còn ràng buộc sẽ trở thành thực tế trong trạng thái thứ hai, khi sự chống cự để được là nhân chứng được buông bỏkhi chính cái ý nghĩ “Tôi là nhân chứng” cũng đã được buông bỏ; khi không còn một va chạm hay chống chỏi nào giữa nhân chứng và thân ý nữa. Không còn một  va chạm / chống chỏi nào giữa ta và sự hiện hữu nữa. Hoàn toàn hết .... không còn bất cứ một va chạm nào... thì ta hòa nhập vào với dòng nước đang chẩy một cách nhẹ nhàng.... và tất cả mọi thứ cũng bắt đầu hoà nhập vào thêm nữa ....rồi trở thành Một hay Đồng nhất.

“Tôi đã chống cự mãnh liệt, nhưng đã liên tiếp bị đánh bại. Nhưng đã liên tiếp bị đánh bại một cách may mắnKhông nỗ lực nào mang đến thành công, và rồi tôi nhận thức ra được .... là Tôi đang chống trả với ai đây? Tôi đang đánh nhau, chống cự lại chính Tôi, chống cự lại cái phần to  lớn hơn của chính Tôi, nhưng Tôi cứ đang chiến đấu....Như thể tay Tôi đánh nhau chống cự lại với cơ thể Tôi, nhưng điều mâu thuẫn là tay lại thuộc vào  thể. Bàn tay có thể đánh nhau, chống cự, nhưng năng lực của tay lại phát xuất từ  thể này ra.

Khi nhận thức ra Tôi là một phần của cái vũ trụ này, Tôi không là riêng rẽ....thì vũ trụ sẽ bắt đầu hô hấp ở trong Tôi, sống trong Tôi, nhưng mà Tôi lại đang chiến đấu với nó....rồi thì sự chống cự này được buông bỏ. Lúc đó Tôi thành như một giọt nước trong giòng sông. Cái giọt nước tự  nó không có một ý chí gì. Nó chỉ trôi theo với giòng nước của con sông. Khi con sông đi về hướng Đông, nó sẽ theo đi về phía Đông. Nếu con sông chuyển hướng về Tây, nó sẽ không phàn nàn với con sông sao lại mâu thuẫn như thế.”

Đầu tiên sông đi về hướng Đông, bây giờ lại đi về hướng Tây. Bây giờ tôi muốn đi về hướng Nam cơ. Không.....giọt nước đã không nói lên một tiếng nào như vậy. Khi giòng sông chẩy vào một cái hồ và ngừng lại  đó, giọt nước sẽ dừng lại nghỉ ngơi. Giọt nước không phàn nàn rằng đây không phải là lúc để nó nghỉ ngơi! Một trận mưa tới, nước hồ đầy tràn ra, và giọt nước này sẽ lại tiếp tục cuộc hành trình với giòng nước. Bất kỳ giòng nước ngừng lại hay chẩy đi bất cứ phương hướng nào giọt nước sẽ không cảm thấy bực bội. Giọt nước này, một cách thật giản dị, không có một ý chí riêng biệt. Ngay khi nhập vào với đại dương, nó cũng không nói lên, “Trông đây....Tôi ở trên đỉnh cao của sự hiện hữu.”

“Cái ý chí được hoàn tất” di chuyển với giòng nước, đi đến bất cứ chỗ nào giòng nước dẫn dắt đến ...không có mục tiêu....không mục đích.... không có tính toán....Khi “Tôi trở thành một giọt nước....”Tôi đã chết rồi....thì mọi chuyện đã được thấu hiểu....không còn một cái gì cần phải làm thêm nữa....Sự Hoan Lạc (Bliss) trở thành Tôi và Tôi trở thành Hoan Lạc ...Tất cả sự sửa đổi hay chỉnh đốn cho ý chí sẽ tới chỗ chấm dứt.

Thông thường khi con người cứ càng tích lũy kiến thức, càng trở thành ngu muội........họ có thể tích lũy tất cả những kiến thức đang có trên thế gian này và có thể thành như một cuốn “Tự Điển  bách khoa Britannica”. Thành như một cuốn sách chết sẽ không giúp ích gì. Đượnhư cuốn “tự điển bách khoa” biết đi sẽ không đưa ta đến sự hiểu biết về sự chết của cái “Tôi”. Ngược lại cái ngu muội sẽ thành một cái gì bị giấu kín đtht  sâu. Cho nên trên mặt ta có vẻ rất hiểu biết, nhưng xâu bên trong ta vẫn  ngu muội. Chuyện này lúc nào cũng đang có xẩy ra, vì tất cả các trường đại học vẫn cứ tiếp tục giúp cho được như vậy.

Sự ngu muội không bao giờ chết; nó đang sống và hoạt động. Nhưng trên mặt, ta trang hoàngcho nó; ta là vật được tô màu. Kiến thức của ta trên mặt được sơn phết nhưng tận cùng bêntrong ta vẫn chỉ là ngu muội.

Kiến thức
sự hiểu biết thật sự hay còn đượgọi là trí huệ, chỉ có được khi sự ngu muội chết đi. Trước khi xẩy ra chuyện đókiến thức chỉ như một bản tin....ta mượn nó từ chỗ nào đó, bổ túc thêm và rồi lầm tưởng là ta có kiến thức thật.... kiến thức thật không khi nào đến với ta bằng cách đó. Đó không phải là sự hiểu biết thực tiễn về cuộc đời ta,  chỉ là những danh từ trong một bài viếttruyn khu và trạm trổ đẹmà thôi

Achema – Malaysia 2009

Kim Morris lược dịch November 2011

No comments:

Post a Comment