Tình Yêu và Năng lực của Tính dục
Thân xác con người được cấu tạo qua tiến trình kết hợp năng lực của người nam và người nữ. Ngay cả khi ta là nam tu sĩ hay nữ tu sĩ cơ thể của ta cũng đến từ những hoạt động tình dục của cha mẹ.
Tình dục thật là đẹp vì nó tạo ra sự sống. Bất hạnh thay cái “Tình dục” này lại bị xã hội và những tư tưởng tôn giáo làm ô nhiễm. Một vài tôn giáo xác định “tình dục” là dơ bẩn hay xấu xa. Tình dục chẳng là gì khác ngoài mục đích tái tạo, truyền giống. Nhưng tất cả những phương cách giảng dạy này sẽ làm cho khía cạnh tuyệt đẹp của cuộc sống này trở thành ô nhiễm.
Hãy nhìn vào bông hoa, nó trông thật đẹp, đầy hương thơm và quyến rũ. Bông hoa là một bộ phận tái tạo của cây. Tương tự như bộ phận sinh dục của thân thể con người; cũng phải được xem là đẹp đẽ và quyến rũ; nhưng xã hội sẽ chối bỏ cái đẹp đó chỉ vì một vài hiểu lầm về tính chất “thực tiễn” của nó và vì những lời dạy dỗ của tôn giáo.
Tình yêu và năng lực của tính dục có sẵn trong mọi tế bào của cơ thể. Trứng và tinh trùng phối hợp cũng từ cái năng lực này. Vì cơ thể con người có chứa đựng sẵn tình yêu và các tế bào năng lực của tính dục nên loại năng lực này mới có khả năng phát triển được. Khi còn là một đứa bé sơ sinh hay đứa trẻ nhỏ, năng lực này chưa phát hiện nhưng khi đứa bé trưởng thành, năng lực của tính dục thông thường sẽ trở nên “động lực” thúc đẩy chính của mọi hành động. Động lực của năng lực tính dục thường ở cực điểm trong khoảng tuổi dưới 19, nhưng xã hội lại cấm không cho người trẻ còn đi học được tự nhiên “giải tỏa” loại “năng lực tính dục này một cách tự do.”
Đặc biệt là trong thế giới Đông phương, đủ loại giáo dục về đạo đức và về tôn giáo cố gắng chận đứng hay làm trì hoãn việc giải toả đó. Vài tôn giáo còn cố gắng thuyết phục người ta từ khi còn trẻ tuổi tình dục là dơ bẩn và xấu xa. Điều này có thể chắc chắn trở thành rắc rối về sau. Những người chịu ảnh hưởng giáo dục đó về sau, khi biết được tình dục là gì có thể cảm thấy tổn thương hay có một số người trong lúc hành động dù có cảm thấy “thích thú” nhưng sau đó hay sau khi đã giao cấu họ lại cảm thấy “tội lỗi” và “ân hận”. Xã hội của chúng ta đã làm ô nhiễm nặng nề cái năng lực tính dục này.
Trong giai đoạn năng lực của tính dục ở cực điểm, vì bị cấm đoán nên họ cần phải đè nén kềm hãm năng lực đó lại cho đến khi có người nào đó trở nên “khủng hoảng thần kinh” và rồi họ phải cần tới sách báo như “Playboy” hay “Penthouse”. Một số người khác phải đi tìm DVD khiêu dâm để giải tỏa, làm thoả mãn cái năng lực tính dục ẩn giấu bên trong. Gần đây có vài tờ báo đã đề cập đến chuyện một nam tu sĩ bị bắt quả tang lưu giữ một số VCD và DVD khiêu dâm.
Đây là một vấn đề nghiêm trọng mà số đông đã không hiểu, đã không nhìn vào tận gốc rễ và đã hoàn toàn không hiểu thấu cơ thể của con người. Thật ra đôi khi ta có thể nghĩ lời giáo huấn của tôn giáo cũng có liên quan mật thiết đến những sách “Playboy” hay “Penthouse” và DVD khiêu dâm. Nếu không có những cấm đoán và những giáo điều có lẽ người ta hoàn toàn sẽ không bị sách báo khiêu dâm đó cám dỗ. Chỉ cần nhìn vào những bộ lạc sơ khai, một số sống đời sống tự nhiên hòa nhịp với những đòi hỏi và những thay đổi của cơ thể.
Khi cơ thể được tự do giải toả cái năng lực của tính dục này theo như hành động thiên nhiên, có thể khi tới tuổi 42, năng lực này sẽ yếu đi như thiên nhiên sắp xếp. Khi đó con người lại tự sửa soạn cho chính họ để đi vào một chu kỳ khác của cuộc đời, đó là đời sống tâm linh. Bất hạnh thay, điều này không luôn luôn xảy ra như vậy. Vì con người khi tới tuổi 55 cũng vẫn chưa giải tỏa hết năng lượng tính dục này. Nên làm sao họ học hỏi về tâm linh được trong khi còn đang bị năng lực tính dục này quấy rầy?
Rất họa hoằn và rất hiếm có những người của tôn giáo cố gắng thảo luận chi tiết về đề tài này. Họ không thể nói về vấn đề này vì họ không phát huy được trí tuệ để nhìn thấy cái bản chất của cơ thể con người này. Họ đã không hiểu và đã không có kinh nghiệm về sự Yêu thương và Tính dục thực sự. Ta không thể chối bỏ sự phát triển của cái năng lực tính dục này trước khi ta ra đời.
Và chỉ có thể tùy thuộc vào cái năng lực tính dục này để phát triển ra được cái cơ thể mà ta đang xử dụng. Các tế bào ẩn sâu trong cơ thể ta cũng mang cái năng lực tính dục này. Đây là bản chất thiên nhiên của cơ thể con người mà ta cần phải hiểu thấu đáo và cần phải cảm ơn cái sự đẹp đẽ của tình dục này vì nó đã tiếp tục đem sự sống đến cho những gì có mang theo Phật tính tự nhiên. Hành động này tuyệt đẹp và cao quý. Không có gì có thể bị cho là dơ bẩn, là xấu xa hay tội lỗi cả.
Nhìn một cặp tình nhân trẻ đang yêu nhau, đôi mắt của họ đầy “sự sống” và “hy vọng”, họ rạng rỡ, vẻ mặt của họ sáng ngời, họ có thể đã sẵn sàng trao đổi cuộc đời của họ vì “Tình Yêu”. Tình yêu đúng là quá vĩ đại. Không có cái “Vị kỷ” hiện diện. Nhưng thông thường sau 7 năm chung sống vợ chồng, họ ít khi nắm tay nhau trong khi đi bộ trên đường phố nữa. Những ánh mắt đầy sự sống ngày nào đó đang thay đổi, trở thành “nuối tiếc” hay “vô vọng.” Tại sao chúng ta có thể phải biết những chuyện này? Vì Tình Yêu đã mất cái rạng rỡ của nó, và tình yêu đã đổi thành “ràng buộc” và “tù túng”. Cũng như ở trong tù ngục không có làn gió mới nào.
Ta hay nghe những cặp vợ chồng già kể chuyện là họ hiểu và biết nhau rất rõ từ đỉnh đầu đến ngón chân. Nhưng thực tế, con người (khi không có nhận định sâu sắc) không hiểu được ngay chính họ thì làm sao có thể hiểu được người khác. Như người vợ (thiếu nhận định) nói, bà ta hiểu hết chồng bà, nhưng thực tế chính người chồng này lại không hiểu hết chính ông ta. Nếu ông chồng không bao giờ khai phá được cái nhận định sâu sắc thì làm sao người đàn bà đó lại có thể hiểu một người đàn ông mà chính ông ta không hiểu được chính mình? Những ngôn từ này là quá thiếu hiểu biết và nông cạn, nhưng lại được dùng một cách rộng rãi trong cách nói chuyện của xã hội này.
Có rất nhiều cặp vợ chồng tuy sống chung, ngủ chung trong một phòng, nhưng thật sự “Tình Yêu” giữa hai người đã mất rồi. Những bộ mặt rạng rỡ và sáng ngời đã biến mất.
Có lẽ đã đến lúc ta nên nghiêm chỉnh trực diện và tìm hiểu xem “Tình Yêu” là gì?
Achema – Malaysia 2008
Kim Morris lược dịch October 201
Thân xác con người được cấu tạo qua tiến trình kết hợp năng lực của người nam và người nữ. Ngay cả khi ta là nam tu sĩ hay nữ tu sĩ cơ thể của ta cũng đến từ những hoạt động tình dục của cha mẹ.
Tình dục thật là đẹp vì nó tạo ra sự sống. Bất hạnh thay cái “Tình dục” này lại bị xã hội và những tư tưởng tôn giáo làm ô nhiễm. Một vài tôn giáo xác định “tình dục” là dơ bẩn hay xấu xa. Tình dục chẳng là gì khác ngoài mục đích tái tạo, truyền giống. Nhưng tất cả những phương cách giảng dạy này sẽ làm cho khía cạnh tuyệt đẹp của cuộc sống này trở thành ô nhiễm.
Hãy nhìn vào bông hoa, nó trông thật đẹp, đầy hương thơm và quyến rũ. Bông hoa là một bộ phận tái tạo của cây. Tương tự như bộ phận sinh dục của thân thể con người; cũng phải được xem là đẹp đẽ và quyến rũ; nhưng xã hội sẽ chối bỏ cái đẹp đó chỉ vì một vài hiểu lầm về tính chất “thực tiễn” của nó và vì những lời dạy dỗ của tôn giáo.
Tình yêu và năng lực của tính dục có sẵn trong mọi tế bào của cơ thể. Trứng và tinh trùng phối hợp cũng từ cái năng lực này. Vì cơ thể con người có chứa đựng sẵn tình yêu và các tế bào năng lực của tính dục nên loại năng lực này mới có khả năng phát triển được. Khi còn là một đứa bé sơ sinh hay đứa trẻ nhỏ, năng lực này chưa phát hiện nhưng khi đứa bé trưởng thành, năng lực của tính dục thông thường sẽ trở nên “động lực” thúc đẩy chính của mọi hành động. Động lực của năng lực tính dục thường ở cực điểm trong khoảng tuổi dưới 19, nhưng xã hội lại cấm không cho người trẻ còn đi học được tự nhiên “giải tỏa” loại “năng lực tính dục này một cách tự do.”
Đặc biệt là trong thế giới Đông phương, đủ loại giáo dục về đạo đức và về tôn giáo cố gắng chận đứng hay làm trì hoãn việc giải toả đó. Vài tôn giáo còn cố gắng thuyết phục người ta từ khi còn trẻ tuổi tình dục là dơ bẩn và xấu xa. Điều này có thể chắc chắn trở thành rắc rối về sau. Những người chịu ảnh hưởng giáo dục đó về sau, khi biết được tình dục là gì có thể cảm thấy tổn thương hay có một số người trong lúc hành động dù có cảm thấy “thích thú” nhưng sau đó hay sau khi đã giao cấu họ lại cảm thấy “tội lỗi” và “ân hận”. Xã hội của chúng ta đã làm ô nhiễm nặng nề cái năng lực tính dục này.
Trong giai đoạn năng lực của tính dục ở cực điểm, vì bị cấm đoán nên họ cần phải đè nén kềm hãm năng lực đó lại cho đến khi có người nào đó trở nên “khủng hoảng thần kinh” và rồi họ phải cần tới sách báo như “Playboy” hay “Penthouse”. Một số người khác phải đi tìm DVD khiêu dâm để giải tỏa, làm thoả mãn cái năng lực tính dục ẩn giấu bên trong. Gần đây có vài tờ báo đã đề cập đến chuyện một nam tu sĩ bị bắt quả tang lưu giữ một số VCD và DVD khiêu dâm.
Đây là một vấn đề nghiêm trọng mà số đông đã không hiểu, đã không nhìn vào tận gốc rễ và đã hoàn toàn không hiểu thấu cơ thể của con người. Thật ra đôi khi ta có thể nghĩ lời giáo huấn của tôn giáo cũng có liên quan mật thiết đến những sách “Playboy” hay “Penthouse” và DVD khiêu dâm. Nếu không có những cấm đoán và những giáo điều có lẽ người ta hoàn toàn sẽ không bị sách báo khiêu dâm đó cám dỗ. Chỉ cần nhìn vào những bộ lạc sơ khai, một số sống đời sống tự nhiên hòa nhịp với những đòi hỏi và những thay đổi của cơ thể.
Khi cơ thể được tự do giải toả cái năng lực của tính dục này theo như hành động thiên nhiên, có thể khi tới tuổi 42, năng lực này sẽ yếu đi như thiên nhiên sắp xếp. Khi đó con người lại tự sửa soạn cho chính họ để đi vào một chu kỳ khác của cuộc đời, đó là đời sống tâm linh. Bất hạnh thay, điều này không luôn luôn xảy ra như vậy. Vì con người khi tới tuổi 55 cũng vẫn chưa giải tỏa hết năng lượng tính dục này. Nên làm sao họ học hỏi về tâm linh được trong khi còn đang bị năng lực tính dục này quấy rầy?
Rất họa hoằn và rất hiếm có những người của tôn giáo cố gắng thảo luận chi tiết về đề tài này. Họ không thể nói về vấn đề này vì họ không phát huy được trí tuệ để nhìn thấy cái bản chất của cơ thể con người này. Họ đã không hiểu và đã không có kinh nghiệm về sự Yêu thương và Tính dục thực sự. Ta không thể chối bỏ sự phát triển của cái năng lực tính dục này trước khi ta ra đời.
Và chỉ có thể tùy thuộc vào cái năng lực tính dục này để phát triển ra được cái cơ thể mà ta đang xử dụng. Các tế bào ẩn sâu trong cơ thể ta cũng mang cái năng lực tính dục này. Đây là bản chất thiên nhiên của cơ thể con người mà ta cần phải hiểu thấu đáo và cần phải cảm ơn cái sự đẹp đẽ của tình dục này vì nó đã tiếp tục đem sự sống đến cho những gì có mang theo Phật tính tự nhiên. Hành động này tuyệt đẹp và cao quý. Không có gì có thể bị cho là dơ bẩn, là xấu xa hay tội lỗi cả.
Nhìn một cặp tình nhân trẻ đang yêu nhau, đôi mắt của họ đầy “sự sống” và “hy vọng”, họ rạng rỡ, vẻ mặt của họ sáng ngời, họ có thể đã sẵn sàng trao đổi cuộc đời của họ vì “Tình Yêu”. Tình yêu đúng là quá vĩ đại. Không có cái “Vị kỷ” hiện diện. Nhưng thông thường sau 7 năm chung sống vợ chồng, họ ít khi nắm tay nhau trong khi đi bộ trên đường phố nữa. Những ánh mắt đầy sự sống ngày nào đó đang thay đổi, trở thành “nuối tiếc” hay “vô vọng.” Tại sao chúng ta có thể phải biết những chuyện này? Vì Tình Yêu đã mất cái rạng rỡ của nó, và tình yêu đã đổi thành “ràng buộc” và “tù túng”. Cũng như ở trong tù ngục không có làn gió mới nào.
Ta hay nghe những cặp vợ chồng già kể chuyện là họ hiểu và biết nhau rất rõ từ đỉnh đầu đến ngón chân. Nhưng thực tế, con người (khi không có nhận định sâu sắc) không hiểu được ngay chính họ thì làm sao có thể hiểu được người khác. Như người vợ (thiếu nhận định) nói, bà ta hiểu hết chồng bà, nhưng thực tế chính người chồng này lại không hiểu hết chính ông ta. Nếu ông chồng không bao giờ khai phá được cái nhận định sâu sắc thì làm sao người đàn bà đó lại có thể hiểu một người đàn ông mà chính ông ta không hiểu được chính mình? Những ngôn từ này là quá thiếu hiểu biết và nông cạn, nhưng lại được dùng một cách rộng rãi trong cách nói chuyện của xã hội này.
Có rất nhiều cặp vợ chồng tuy sống chung, ngủ chung trong một phòng, nhưng thật sự “Tình Yêu” giữa hai người đã mất rồi. Những bộ mặt rạng rỡ và sáng ngời đã biến mất.
Có lẽ đã đến lúc ta nên nghiêm chỉnh trực diện và tìm hiểu xem “Tình Yêu” là gì?
Achema – Malaysia 2008
Kim Morris lược dịch October 201
No comments:
Post a Comment