Thân Thể
Những thành phần dùng cấu tạo nên thân thể con người lấy ra từ hành tinh địa cầu. Cái “tri thức” của ta được dùng như một “chiếc xe” để học hỏi về luật của nghiệp trong thế gian này. Khi thu nhận năng lượng từ bên ngoài vào, tâm thân phát huy đủ loại nhận thức và đủ loại phản ứng cho được phù hợp. Điều này tạo ra sự bất quân bình của năng lực, hay có người còn gọi nó là Nghiệp (Karma / Kamma).
Khi không cảnh giác về năng lực thu nhận này, ta tách biệt nó ra, xếp loại... vào tốt hay xấu. Do đó nhãn hiệu về Nghiệp Tốt hay Nghiệp Xấu đã được tạo nên và đem áp dụng trong những giảng dạy của tôn giáo
Ta cần phải hiểu rằng bản chất của năng lực này là không tốt và cũng không xấu. Nhưng khi ta mang nó ra phân loại, lúc đó nó sẽ trở thành một cái gì khác biệt....thì ta sẽ không thể nào thấy được Chân Lý như đúng nghĩa của nó....và tất cả những người tham lam sẽ chọn cách thi hành thật nhiều nghiệp tốt. Trong khi đang thiền định, ta có thể đi tới trạng thái không nhận thức hoặc không vô nhận thức nữa, lúc này là thời điểm cho ta hiểu biết được cái năng lực trong trạng thái nguyên thủy này. Không có sự xếp loại.
Mọi loại bệnh tật sinh ra do sự bất quân bình của năng lực. Tất cả các năng lực bất quân bình bắt nguồn từ “tâm ý” và sự suy luận. Nếu làm cách nào để thấy sự liên hệ giữa thân thể và tâm linh, thì từ đó ta có khả năng thoát khỏi tất cả các bịnh tật. Chuyện này đã xẩy ra cho nhiều người thực hành Lão giáo (Tao / Dao). Họ có thể trải qua sinh.. lão... tử... nhưng không bị “ốm đau hay bịnh tật.” Họ được phép chết đi mà không cần đi qua quá trình của bịnh tật. Nếu tâm ta nghĩ (hay đồng ý) rằng ta cần phải trải qua ốm đau hay bệnh hoạn trước khi chết, thì ta cũng sẽ phải trải qua giai đoạn đó theo như tâm ý của ta....vì bởi “ta là người tạo nên cái thực tại của chính ta.”
Khi “tri thức” và “thân thể” của ta hòa hợp đồng nhịp, thân ta tự động thoát tiết ra đức tính nguyên thuỷ có khả năng “chữa bệnh” cho người khác. Sư vận chuyển của năng lực tới một cách tự nhiên và khả năng chữa bịnh bộc phát mà không cần phải đòi hỏi .
Có 5 loại khác nhau trong trạng thái của “Tri thức “ này. Để cho dễ dàng giải thích, hãy đặt tên cho 5 loại đó như sau: Thứ nhất là giai đoạn của trẻ sơ sanh. Sau đó là giai đọan của trẻ thơ. Thứ ba là người lớn. Rồi tuổi trưởng thành. Và thứ năm là tuổi già. Trong các loại kể trên, bốn loại đầu khó có thể thực hiện đưọc thân và ý hoà hợp với nhau. Chỉ “những người tri thức lớn tuổi”, những người đã trải qua nhiều vòng luân hồi, mới có thể có kinh nghiệm thực hiện việc đó. Vì họ đã chuẩn bị đầy đủ và sẵn sàng rồi.
Bọn trẻ sơ sanh trong trạng thái tri thức đầu tiên không bao giờ để ý tới vấn đề này vì chúng nó chỉ mới bắt đầu đi vào cuộc chơi của nghiệp trên hành tinh trái đất này. Và có biết bao nhiêu thứ cho chúng nó muốn làm và học hỏi. Muốn có kinh nghiệm tự tử, muốn có kinh nghiệm chết vì tai nạn xe hơi và còn nữa... Đây là con đường chúng nó chọn cho cuộc đời và nếu ta cứ mang năng lực của ta tạo sự xáo trộn việc học hỏi của chúng nó, làm phát sinh ra sự bất quân bằng của năng lực, rồi nghiệp cũng phát sinh và chính ta lại cần phải trực tiếp đương đầu với hậu quả của nghiệp đó. Đây là định luật căn bản của trò chơi trên thế gian này. Cho dù có thích hay không, nó sẽ vẫn là những luật lệ của trò chơi .
Khi có khả năng hiểu thấu và nhìn vào vấn đề vừa nói tới ở trên sâu xa hơn, ta không còn gì để đổ thừa cho những người ở xung quanh ta. Không còn gì để đổ thừa cho người vợ hay người chồng nữa. Không còn gì để đổ thừa cho người vợ hay người chồng đã ly dị, cho con cái họ hàng, cho bạn bè vân vân. Tất cả là do ta tạo nên và ta muốn đi con đường như thế. Một khi biết tất cả là do chính ta tạo nên, ta nên biết ơn những người đã từng giúp ta hoàn tất sự học hỏi đó.
Không có gì được coi là tốt hay là xấu, đó chỉ là kinh nghiệm và chò trơi của Nghiệp.
Achema – Malaysia - 2008
Kim Morris lược dịch September 2011
Những thành phần dùng cấu tạo nên thân thể con người lấy ra từ hành tinh địa cầu. Cái “tri thức” của ta được dùng như một “chiếc xe” để học hỏi về luật của nghiệp trong thế gian này. Khi thu nhận năng lượng từ bên ngoài vào, tâm thân phát huy đủ loại nhận thức và đủ loại phản ứng cho được phù hợp. Điều này tạo ra sự bất quân bình của năng lực, hay có người còn gọi nó là Nghiệp (Karma / Kamma).
Khi không cảnh giác về năng lực thu nhận này, ta tách biệt nó ra, xếp loại... vào tốt hay xấu. Do đó nhãn hiệu về Nghiệp Tốt hay Nghiệp Xấu đã được tạo nên và đem áp dụng trong những giảng dạy của tôn giáo
Ta cần phải hiểu rằng bản chất của năng lực này là không tốt và cũng không xấu. Nhưng khi ta mang nó ra phân loại, lúc đó nó sẽ trở thành một cái gì khác biệt....thì ta sẽ không thể nào thấy được Chân Lý như đúng nghĩa của nó....và tất cả những người tham lam sẽ chọn cách thi hành thật nhiều nghiệp tốt. Trong khi đang thiền định, ta có thể đi tới trạng thái không nhận thức hoặc không vô nhận thức nữa, lúc này là thời điểm cho ta hiểu biết được cái năng lực trong trạng thái nguyên thủy này. Không có sự xếp loại.
Mọi loại bệnh tật sinh ra do sự bất quân bình của năng lực. Tất cả các năng lực bất quân bình bắt nguồn từ “tâm ý” và sự suy luận. Nếu làm cách nào để thấy sự liên hệ giữa thân thể và tâm linh, thì từ đó ta có khả năng thoát khỏi tất cả các bịnh tật. Chuyện này đã xẩy ra cho nhiều người thực hành Lão giáo (Tao / Dao). Họ có thể trải qua sinh.. lão... tử... nhưng không bị “ốm đau hay bịnh tật.” Họ được phép chết đi mà không cần đi qua quá trình của bịnh tật. Nếu tâm ta nghĩ (hay đồng ý) rằng ta cần phải trải qua ốm đau hay bệnh hoạn trước khi chết, thì ta cũng sẽ phải trải qua giai đoạn đó theo như tâm ý của ta....vì bởi “ta là người tạo nên cái thực tại của chính ta.”
Khi “tri thức” và “thân thể” của ta hòa hợp đồng nhịp, thân ta tự động thoát tiết ra đức tính nguyên thuỷ có khả năng “chữa bệnh” cho người khác. Sư vận chuyển của năng lực tới một cách tự nhiên và khả năng chữa bịnh bộc phát mà không cần phải đòi hỏi .
Có 5 loại khác nhau trong trạng thái của “Tri thức “ này. Để cho dễ dàng giải thích, hãy đặt tên cho 5 loại đó như sau: Thứ nhất là giai đoạn của trẻ sơ sanh. Sau đó là giai đọan của trẻ thơ. Thứ ba là người lớn. Rồi tuổi trưởng thành. Và thứ năm là tuổi già. Trong các loại kể trên, bốn loại đầu khó có thể thực hiện đưọc thân và ý hoà hợp với nhau. Chỉ “những người tri thức lớn tuổi”, những người đã trải qua nhiều vòng luân hồi, mới có thể có kinh nghiệm thực hiện việc đó. Vì họ đã chuẩn bị đầy đủ và sẵn sàng rồi.
Bọn trẻ sơ sanh trong trạng thái tri thức đầu tiên không bao giờ để ý tới vấn đề này vì chúng nó chỉ mới bắt đầu đi vào cuộc chơi của nghiệp trên hành tinh trái đất này. Và có biết bao nhiêu thứ cho chúng nó muốn làm và học hỏi. Muốn có kinh nghiệm tự tử, muốn có kinh nghiệm chết vì tai nạn xe hơi và còn nữa... Đây là con đường chúng nó chọn cho cuộc đời và nếu ta cứ mang năng lực của ta tạo sự xáo trộn việc học hỏi của chúng nó, làm phát sinh ra sự bất quân bằng của năng lực, rồi nghiệp cũng phát sinh và chính ta lại cần phải trực tiếp đương đầu với hậu quả của nghiệp đó. Đây là định luật căn bản của trò chơi trên thế gian này. Cho dù có thích hay không, nó sẽ vẫn là những luật lệ của trò chơi .
Khi có khả năng hiểu thấu và nhìn vào vấn đề vừa nói tới ở trên sâu xa hơn, ta không còn gì để đổ thừa cho những người ở xung quanh ta. Không còn gì để đổ thừa cho người vợ hay người chồng nữa. Không còn gì để đổ thừa cho người vợ hay người chồng đã ly dị, cho con cái họ hàng, cho bạn bè vân vân. Tất cả là do ta tạo nên và ta muốn đi con đường như thế. Một khi biết tất cả là do chính ta tạo nên, ta nên biết ơn những người đã từng giúp ta hoàn tất sự học hỏi đó.
Không có gì được coi là tốt hay là xấu, đó chỉ là kinh nghiệm và chò trơi của Nghiệp.
Achema – Malaysia - 2008
Kim Morris lược dịch September 2011
No comments:
Post a Comment