Friday, January 20, 2012

Achema - Understanding our education


Hiểu biết về sự giáo dục của chúng ta 

H
ệ thống giáo dục của xã hội chúng ta có gì sai lầm?
Chữ ‘education’ (giáo dục) bắt nguồn từ chữ ‘educare’. Nghĩa nguyên thủy của ‘educare’ là đưa người ta ra khỏi bóng tối tới chỗ sáng sủa. Đây là một danh từ có đầy ý nghĩa, là dẫn giắt người khác tới chỗ sáng sủa hơn.
Các trường học, cao học, đại học của ta đã làm .... không là giáo dục nguyên thuỷ. Cách giáo dục của những trường đó là giúp cho ta có một việc làm tốt hơn, kiếm tiền nhiều hơn. Đây không phải là cách giáo dục nguyên thuỷ, không mang cho ta sự sống. Có lẽ ta có mực sống cao hơn mực sống căn bản, làm việc ít mà lãnh lương nhiều hơn so với những người nông dân nghèo khó trong các làng nhỏ bé.
Cái mà gọi là giáo dục đang giúp ta kiếm được bơ và bánh mì. Đức Jesus có nói con người sống không phải chỉ vì bánh mì. Nhưng các trường đại học thì lại luôn luôn làm như thế. Họ giúp ta được thăng cấp cao hơn, thoải mái hơn, dễ dàng hơn và có đường lối hiệu quả để kiếm bơ và bánh mì.
Vì thế tại sao, mỗi buổi sáng trong các thành phố lớn, ta có thể thấy rất nhiều “người máy” đi đây đi đó. Ta có thể gặp với các nhân viên bán hàng xuất sắc, giám đốc công ty xuất sắc, các nhân viên công chức ưu tú, những bác sĩ tài giỏi, các giáo sư đại học nổi tiếng vân vân. Họ rất có tài, họ rất hữu hiệu nhưng khi ta nhìn vào cái ngã bên trong của họ ta có thể nhận thấy hầu như tất cả giống như những kẻ ăn xin nghèo nàn, và trống rỗng.
Có lẽ họ không những chẳng biết gì về “cuộc đời” với vẻ đẹp của sự hiện hữu này mà h cũng không biết một tí gì về sự hiện hữu của cuộc sống, của “Yêu thương”, “Ánh sáng quang minh”, “Niềm vui và Hoan lạc”. Họ cũng không hiểu biết gì về tâm linh. Không nghi ngờ gì về việc họ có thể kiếm được nhiều tiền hơn so với những người khác, về việc họ có thể mang cái danh hiệu của “thành công” trong phương cách tin tưởng của xã hội. Nhưng họ càng leo cái thang thành công lên cao hơn, sâu trong tim họ càng vẫn trống rỗng.

Tại sao ngành giáo dục ngày nay được coi là “lạc hậu”. Vì nó dựa vào sự “sợ hãi”. Có lẽ mọi người có tin tưởng giống nhau như " Nếu không đi qua con đường giáo dục đúng cách này, thì không có cách nào sống được trong thế giới hiện tại này”. Nó lạc hậu vì bên trong nó rất“tàn ác và bạo tàn”. Giáo dục dạy cho sự cạnh tranh, dạy cho thèm khát và ham muốn, dạy phải chuẩn bị cho cuộc chiến đấu cạnh tranh này, dạy cách tranh đấu như thế nào để sống còn. Có vẻ như mọi người trở thành đối thủ cạnh tranh của ta.
Vì vậy “tình yêu đúng nghĩa” rất khó thể hiện, cái gì xuất hiện chỉ là “tình yêu điều kiện”. “Em yêu anh rất nhiều nhưng anh ng phải....vân vân và vân vân...” Làm sao cái tình yêu đúng nghĩa phát triển được trong cái thế giới cạnh tranh đầy tàn ác và bạo lực này? Dù con người có tin tưởng lẫn nhau, nhưng cái chủ đích tử tế của ta rất dễ bị hiểu lầm qua sự thanh lọc của “tàn ác và bạo lực” của người khác và mọi chuyện trở nên quá phiền toái và khó chịu cho họ.
Giáo dục đúng ra phải hướng dẫn ta trở nên người có “thực ngã”. Nhưng ta có thể thấy giáo dục ca tụng cái “ngã giả”, còn cấp phát học bổng cho những người có “ngã giả”, những người chỉ học giỏi để có điểm cao, nhận được lời khen ngợi và sự thừa nhận. Giáo dục dậy làm giống như người nào khác đó nhưng lại không dậy cho cách khám phá chính ta. không dẫn dắt ta đi tìm tòi kiến thức nội tâm nhưng sẽ tìm cách riêng hay viện cớ để nhồi vào đầu ta cái kiến thức nhai lại cũ kỹ.
Ta quả đang sống trong một thế giới điên đảo. Tất cả mọi thứ về lịch sử, về địa lý, khoa học, đạo đức, hay toán học, đang bị nhồi ép vào đầu óc ta. Ngay từ khi còn nhỏ tuổi ta đã bị huấn luyện kỹ lưỡng về việc gìn giữ những kiến thức đó nên đã phát triển sự lầm tưởng là ta biết rất nhiều thứ. Với danh hiệu PhD hay giáo sư đại học, ta đề cao chính ta và hãnh diện về những kiến thức sao chép lại lần thứ hai hay lần thứ ba ở trong ta. Nhưng không hề nhận thức rằng ta cũng chỉ giống như một con vẹt. Cũng giống như một máy đin tín (computer) với tất cả dữ kiện (data) và chương trình (programs) thu nhận từ chỗ khác. Ta sẽ phản ứng giống y như một cái máy.
Giáo dục thật sự là phải làm cho sự hiểu biết nội tâm bộc lộ ra ngoài chứ không mớm ép kiến thức ở bên ngoài vào....kho báu là ở trong ta.... không ở ngoài kia....ta cần thám hiểm nó....và rồi sẽ biết huệ khải và trở thành quang minh.
Còn có rất nhiều thí dụ để chứng minh, nhưng bây giờ tạm đủ rồi. Có thể những người có học thức cao sẽ phản ứng mạnh về điện thư này. Họ có thể cảm thấy bất an và khó chịu, điều này hình như do tất cả những gì họ đã làm được đều là vô giá trị....đây sẽ là một chấn động quá lớn lao cho cái “Ngã Giả” đó. Họ đang phải nghĩ cách bảo vệ cho chính họ, nên ta hãy chờ xem cái “Ngã giả” trình bày cái chương trình bảo vệ như thế nào.

Achema
– Malaysia - 2008
Kim Morris lược dịch October 2011

                          

No comments:

Post a Comment