Friday, January 13, 2012

Achema - Arahant - A La Han <===


Quả A La Hán

Tại sao nguời chứng quả A La Hán không thể tự nhận họ là A La Hán?
(A la hán là trạng thái giác ngộ thứ tư trước khi thành Phật) 
Trước khi đến được trạng thái A La Hán này, thông thường phải đi qua các từng lớp như:  Tu đà hoàn hay Nhập lai (Sotapanna/ Stream entrant), Tu đà hàm hay Nhứt Lai (một lần tái sinh) (Sakadagami/ Once Returner), và A na hàm hay Bất lai (không tái sinh nữa) (Anagami/ Never returner).

Làm thế nào biết được chuyện đó? Bằng sự cảnh tỉnh, ta có thể biết được ba trạng thái kể trên một cách dễ dàng trước khi chuyển hoá vào A La Hán. Có thể nhận thức được ba trạng thái đó nếu ta đặt “nỗ lực” vào tâm trí nhận thức. Khi tâm nhận thức trở nên mạnh mẽ, ta có thể dễ dàng khảo sát hành động của thân.

Như là: Khi biết không giết hại sinh vật nào nữa, không trộm cắp hay vu khống vân vân. Và cũng loại bỏ thêm được hai chướng ngại khác nữa là: tự ảo tưởng (Sakkayaditthi) và ngờ vực (Vicikiccha) là ta đã vào nhập vào với giòng nước” (stream)  mà ngày xưa người ta gọi là Tu đà hoàn. Trong Tu đà hàm hay Nhất lai, là trạng thái thứ hai của quả thánh, các tính sân hận, tà kiến trở nên yếu ớt dần, bởi vì họ chỉ cần làm giảm bớt đi hai chướng ngại: dục vọng (sense desire) và sân hận (hatred) thôi. Trạng thái của thành quả thứ ba A na hàm ( Bất lai) là diệt trừ hoàn toàn dục vọng và sân hận.    

Tất cả những điều ở trên có thể học biết được bằng cách đặt nỗ lực vào tri thức để canh chừng các hành vi của tâm và ý.  Điều này thật đơn giản vì ta có thể làm được bằng “nỗ lực”.  Nhưng A La Hán thì lại không quá đơn giản như vậy. Vì đây là “vô nỗ lực”. Trạng thái này hoàn toàn khác biệt với ba thành quả trước. Đây là sự biến đổi từ “Ngã” thành “Vô Ngã”.

Thống đốc La mã Pontius Pilate đã hỏi trước khi Chúa Jesus bị đóng đinh trên cây thập tự: “Chân lý là gì?” Đây là một trong những câu hỏi về triết học tiêu biểu nhất và luôn luôn được mang ra hỏi, và những triết học gia cũng như những người ngu dốt thích phân tách/ trả lời.... nhưng thực sự chưa có ai trả lời được.....Pontius đặt ra câu hỏi một cách chính sác, có một không hai, một câu hỏi tối hậu, là nền tảng cho mọi triết học, là nền tảng của mọi nghi vấn ....và Chúa Jesus chỉ giữ im lặng.


Triết học gia người Đức Friedrich Nietzsche (1844 -1900) đã phê bình ....nói Chúa Jesus không thể trả lời được bởi vì.....Trước tiên Chúa Jesus đã không hiểu ý Pontius muốn nói gì, và sau đó  chính Ngài cũng không biết Chân Lý là gì. Ngài đã giữ im lặng vì vẫn còn mù mờ.

Chúa Jesus chỉ biết Chân lý như một A la hán hiểu biết. Ngài giữ im lặng vì đã biết và nhận thấy không bao giờ có thể trả lời câu hỏi đó bằng lời nói được. Pontius Pilate là một người có học thức nhưng lại kém hiểu biết, bởi vì câu hỏi này không thể hỏi theo cách như vậy, và một người sắp bị đóng đinh trên cây thập tự cũng không thể trả lời được. Để biết câu trả lời cho câu hỏi này, Pontius Pilate cần phải sống bên cạnh Chúa Jesus nhiều năm, và cả cuộc đời phải được chuyển hoá, thì sau đó câu trả lời mới lộ ra. Sự kiện cuộc đời tự chuyển hoá là câu trả lời rồi, không cần phải nói lên nữa.

Chân Lý tuyệt đối không là một cái gì có thể chuyền tay nhau được. Phải phát triển được cái tri thức; phải đạt tới cái tuyệt đỉnh của sự hiện hữu. Rồi chỉ từ chỗ đó, ta mới có thể.....sau khi cái Ngã đã hoàn toàn chết mất... chuyển hoá thành A La Hán.

Ba thành quả đầu tiên có thể đạt được bằng nỗ lực nhưng thành quả thứ tư chỉ xuất hiện khi đột nhiên ta nhận thức ra không còn có nhị nguyên nằm ẩn sâu trong tâm khảm nữa,  mà chỉ có Một/Đồng nhất” hiện diện....một hiện hữu....một thể độc nhất.  Vị A La Hán đã bám sát vào sự hiểu biết của vô nhị-nguyên .....và cái hiểu biết đó chính nó cũng tan biến mất.

Điều này rất là tinh tế….bởi vì muốn có hiểu biết, cần phải có nhị nguyên. Ta không thể hiểu biết về Thượng Đế. Vì nếu ta hiểu biết Thượng Đế, thì Thượng đế phải là một thực thể riêng và ta cũng phải là một thực thể riêng biệt khác, vì chỉ có người ở bên ngoài mới có thể hiểu biết được. Sự hiểu biết phân chia ra. Đây là một thông điệp sâu xa nhất trong tất cả các thông điệp: Sự hiểu biết gây chia rẽ. Thượng đế không thể được biết đến, vì kiến thức chia rẽ người hiểu biết, cái được biết và cái kiến thức.

Làm thế nào biết được nếu ta thực sự trở thành Một? Vì ngay chính sự hiểu biết cũng tan biến mất. Người nào đó nói rằng họ đã có đạt được quả thánh này hay đã thành A la Hán là sai; chính lời nói đó chứng tỏ người ấy sai. Một người hiểu biết không thể nói ra, một người thật sự đạt được thành quả này không thể nói ra, vì chính sự hiểu biết mới nhất cuối cùng đó lại tan biến mất. Ai sẽ trở nên hiểu biết? Không có ai. 

Không có gì giống như sự hiểu biết về Thượng Đế hay thánh A La Hán; cho là hiểu biết chỉ có trong trí óc của những người kém hiểu biết. Người hiểu biết biết rằng Thượng Đế hay cái “Tôi” tan biến mất, nhị nguyên cũng biến mất, cái biết vẫn còn đó nhưng người hiểu biết và cái được biết thì không còn đó nữa.
Đây là 
câu trả lời cho đề tài của ngày hôm nay.

Achema – 
Malaysia – 2009
Kim Morris lược dịch 11/ 2011

No comments:

Post a Comment