Giới, Luật và Những Điều Răn
Nhiều tôn giáo trên thế giới này sau cùng sẽ chỉ còn chú trọng nặng về “đạo đức” hay “luật lệ” (Vinaya) - hay “Những Điều Răn” hoặc “Giới Luật”.
Ai tuân theo những điều kể trên sẽ được tôn giáo của họ công nhận và chấp thuận. Cũng có một số người tin một cách nhầm lẫn là nếu thực hành được hết những giới luật đó thì mới là “Người Cao Quí”. Có tin như vậy không? Hãy nhìn vào vấn đề này kỹ càng hơn.
Nếu tôn giáo nào rốt cuộc chỉ còn là như vậy thì, xin lỗi phải nói, tôn giáo đó giống như cái xác “chết”. Những người đã Giác ngộ vẫn còn “sống” nhưng sách vở, những kinh điển không có sự sống nữa, họa chăng chỉ còn là một đống giấy và mực, đó chỉ là xác “chết” mà thôi. Cho nên những người Giác ngộ và đống kinh sách chết này không còn tương hợp được nữa. Một phía hãy còn sống động, và phía kia thì không còn sự sống nữa... hoàn toàn chết lạnh. Sáng và tối không thể xẩy ra cùng một lúc được.
Nhưng cái rắc rối là, xã hội đã dậy cho người ta một cách khác biệt, xã hội không thể nhận thức được sự khác nhau giữa hai thái cực này. Đa số tôn giáo không thể chấp nhận những người đi theo họ nhưng không tuân theo cái gọi là “đạo đức’" và v... v... Dẫu sao chăng nữa hai cái “thân thể đã chết” và “thân thể còn sống” trông lại tương tự như nhau, cả hai đều giống như lúc còn sống: cùng một gương mặt, cùng một cặp mắt, cái mũi, mái tóc, cùng chiều cao, cùng cái thân thể nhưng có một cái bị loại bỏ ra ngoài... cái mà ta không thể nhìn thấy một cách rõ rằng... đó là “Nhịp tim đập” hay “Sự Sống”. Thiếu sự sống, vì không thể nhìn thấy hoặc sờ vào được. Vì vậy khi nhìn một người mới chết, người đó trông vẫn quen thuộc như lúc còn sống.
Nếu mang “đạo đức” gán ép thêm vào, sự sống sẽ thành phức tạp. “Đạo Đức” coi như là “Rất Cao Quý”, nhưng nó không phải vậy, nó như là một cái xác, chỉ bốc ra mùi của xác chết. Trong khi người Giác Ngộ thì đầy sự sống, trẻ trung và tươi mát....như một bông hoa.... toả đầy hương thơm riêng và lôi cuốn. Họ rực rỡ, sống động và đầy năng lực.
Khi một người Giác Ngộ có mặt tại đây, người ta không cần đến bất cứ “Điều răn” hay “Giáo Luật” nào, vì người Giác ngộ không đề cập đến “Đạo Đức”. Có lẽ người Giác ngộ không thích thú gì về việc dậy dỗ “Đạo Đức” vì cuộc đời của họ có đầy đủ sẵn “Đạo Đức”. “Đạo đức” theo họ đi khắp nơi như hình với “Bóng”, một cách tự nhiên không gượng ép. Người Giác ngộ cũng không cần treo cái “Bóng” đạo đức đó trên vai và cũng không cần được nhắc nhở hay nghĩ nhớ tới cái “Bóng” đó, hoặc thỉnh thoảng phải quay đầu lại kiểm soát xem cái “Bóng” có còn đó nữa hay không. Ông ta không cần phải làm những hành động kỳ quặc như vậy. Nhưng sau khi người Giác Ngộ chết đi, chuyện gì xẩy đến cho xã hội? Rất nhiều “Sư” “Sãi” hay “Nữ tu” hoặc “Cha cố” cần phải khoác những cái “Bóng” đạo đức trên vai họ, như vậy cái “Bóng” đó không những làm cho họ không được tự nhiên mà còn là một gánh nặng. Làm sao họ có thể biết đến hạnh phúc với một gánh nặng như vậy trên vai?
Đạo đức là hương thơm mà người Giác Ngộ đã để lại. Họ không cần thêm hay bớt nó một cách giả tạo, nó tự nhiên đến khi họ đạt được Giác Ngộ. Không cần thiết phải luôn luôn tự nhắc nhở tới “Đạo đức.” Cũng không cần thiết phải luôn nghĩ nhớ tới nó. Đây là bản tính tự nhiên và bẩm sinh. Như hơi thở, không cần được luôn luôn nhắc nhở là phải thở. Nhưng khi người Giác Ngộ không còn ở đây nữa, con người chỉ biết tiếp tục bắt chước cái “Hương thơm” đó và rồi phát minh ra đủ loại “Giới luật Đạo Đức” và v... v... Sự thức tỉnh bị mất đi, cái còn lại chỉ là “Lương Tri”.
Tri thức là thực nhưng “Lương Tri” là “giả tạo”. Lương tri chỉ là sự bắt chước, do một số người sử dụng quá nhiều tâm trí suy tưởng phát huy ra. Nó không phát xuất từ sự hiện hữu tự nhiên của con người. Khi con người có tràn đầy tỉnh thức, hành vi của họ sẽ được kiểm soát kỹ lưỡng một cách thật tự nhiên, vì trong hành vi đã có sẵn chánh niệm. Không một hành động nào có thể bị sai lạc khi ta có đầy chánh niệm. Nếu có đầy đủ ánh sáng, không bao giờ có người lại cố gắng đi xuyên qua bức tường thay vì sẽ dùng cửa để đi vào trong phòng. Tóm lại: Để được tự nhiên là tốt nhất, nhưng tự nhiên đây không đồng nghĩa với sự “xếp đặt” khéo léo. Xếp đặt không là đường lối đúng, mà là giả tạo, là nhân tạo, là bắt chước, không tự nhiên, là cái tốt giả tạo.
Người Giác Ngộ không để ý tới cái “Đạo Đức” của chính họ, người ấy có thể tỉnh thức về sự hiện hữu của chính mình nhưng không thể nhận thức được về “Đạo Đức” của mình. Không những không hề biết hành vi của mình có “Đạo Đức” hay không, mà họ còn không biết là họ có “Đạo Đức” nữa. Sự tỉnh thức của người ấy thật là tinh khiết, sự tỉnh thức mang đến “Đạo đức” một cách tự nhiên, và không giả tạo. Cái “Đạo Đức” này trở nên thật đẹp đẽ, và nó cũng không phải là Giáo luật hay Giới luật nữa. Thực ra tất cả đang hội nhập vào làm “Một”. Đây là phong cách của tất cả các người Giác Ngộ.
Nếu được sanh ra trong thế giới của Phật tử, người ta học về những giới luật, nếu sinh ra trong thế giới của Thiên chúa Giáo, người ta học về những điều răn. Học hỏi từ những vị niên trưởng, hay bắt chước lại từ những người khác, sở dĩ làm những điều như vậy vì họ thiếu sự tỉnh thức và nhận định sâu sắc. “Đạo Đức” trở nên một “Bản Sao”, “Nhân Tạo”, “Xã Hội hoá”, tất cả là kết quả của ý tưởng của một “Xã hội còn mê muội”. Đó không phải là hương thơm tự nhiên của bông hoa. Đó là như mang nước hoa nhân tạo rắc lên một cái “bông giả” cho nó thơm.
Xã hội lấy những điều này từ đâu ra? Do Truyền thống, Họ nghe nói những điều này là đúng, điều kia là sai, qua nhiều thế hệ, cái tiến trình quảng bá (tuyên truyền) của sự “Nghe Nói”, cứ liên tục từ thế hệ này sang thế hệ khác. Không ai cần để ý tới cái “thân xác” này đã chết rồi hay chưa, hay nhịp đập của tim còn hay không? Thế hệ này dậy chuyền qua cho thế hệ sau nhưng chỉ chuyền đi cái “chết”, sự “hôn mê”, cái “gánh nặng”, tinh thần “mê muội”, và sự “tàn phá hạnh phúc” với phương cách “giết chết tiếng cười”. Tất cả là từ cái truyền thống lịch sử lâu đời.
Khi con người thực hành cái “Đạo đức giả” này qua nhiều năm, họ có thể lầm tưởng rằng họ có đầy đủ đức tính Quý phái, Đạo đức cao, Địa vị cao. Họ đã được nghe tiếng khen ngợi từ bao nhiêu người, nhận thấy xã hội hoàn toàn đồng ý, và “những người có tín ngưỡng” tán thán thật nhiều. Những lời khen ngợi này giống như thuốc phiện, làm cho người ta lạc mất đường đi về nhà một cách dễ dàng. Rồi bị trói buộc vào danh vọng và địa vị. Họ như một xác chết. Nhịp tim không còn đập nữa và có thể chỉ còn phát tiết ra mùi hôi thối chứ không là mùi thơm của một bông hoa nữa. Có thể họ bị giằng co giữa nhiều “cá tính” (Split Personality), nên không thể nhận ra được cái cá tính nguyên thủy nữa. “Cá tính cao cả” của họ chỉ có thể được phát triển theo ý riệng của họ bằng quá nhiều năm đè nén khổ cực và giữ gìn cho đúng với “Hành vi Đạo đức” đó.
Làm sao một người có thể trưởng thành nếu chính bản thân người đó không nhận thức được mình là ai? Điều rắc rối là những người tin tưởng mình là người Cao Cả, Đạo Đức cao, có uy thế lãnh đạo hướng dẫn người khác về tôn giáo, tự cho là đã thấu hiểu chu đáo kinh điển, bài giảng, hay thánh kinh và đứng ra giảng dậy lại cho quần chúng. Nhưng không bao giờ họ nhận thức được họ lại chính là một kẻ đui mù chưa hề chính mắt nhìn thấy ánh sáng nhưng lại tin tưởng một cách mãnh liệt là họ biết rất thấu đáo về ánh sáng rồi họ cố giảng dậy cho người khác biết ánh sáng đó là gì.
Nếu cứ tiếp tục thi hành cái đạo đức giả này, người ta sẽ không thể nào phát triển được cái đức tính đạo đức một cách tự nhiên. Tương tự như những người sống nhờ quá lâu vào “trái thận nhân tạo” hay “máy lọc thận”, tế bào của thận sẽ tự huỷ diệt vì những tế bào đó không được cần dùng đến nữa.
Achema – Malaysia 2008
Kim Morris lược dịch January 2012
Kim Morris lược dịch January 2012
No comments:
Post a Comment