Ngây
thơ như một đứa bé con
Ta nên tiếp tục thảo luận thêm về Hệ thống Giáo dục
của xã hội chúng ta.
Gần như hầu hết các hệ thống giáo dục đều dậy và khuyến
khích con người trở thành kỳ xảo hơn. Giáo dục đào tạo ra con người tinh xảo và tinh khôn hơn
trong phương diện mà..... làm bất cứ
cách nào họ có thể xử dụng được những người khác. Chỉ khi có thể lợi dụng được người khác....họ mới được coi là có học thức.
Trong thế giới hiện nay...không dễ tìm thấy những người ít học lợi dụng lẫn nhau. Trong hệ thống tin tưởng
chung của thế giới, người càng xử dụng được nhiều người khác, càng được chú ý, được biết mặt, biết tiếng tăm, thành công hơn, nhưng thật ra ....người
đó chỉ là một chính trị gia và với cách này mới
có thể thống trị và có lẽ xử dụng người khác.
Phần lớn những người ở
trong thành phố lớn có học thức cao đều
đồng ý “Cao vọng” là tích cực và tốt. “Cao Vọng” này đã được dậy bảo ở trong trường từ khi con người còn trẻ tuổi. Ai cũng nhìn vào danh từ này qua khía cạnh rất tích cực. Ta có nhớ tới câu nói như “Cao vọng của anh là
gì?” không? Nghe nó quen
tai quá, phải không? Không ai còn nghi ngờ gì về điều này. Nhưng nên nhớ một người có cao vọng không bao giờ có thể
yêu thương người nào khác vì người có cao vọng khai thác, xử dụng người
khác rất dễ dàng ... để làm thỏa
mãn cái cao vọng của riêng họ.
Người có lòng thương yêu thật sư không bao giờ có cao
vọng.... vì bên trong của “Cao vọng” là “Bạo lực” và “Lạm dụng”. Cao vọng là sản phẩm
của tâm suy luận. Nó có thể làm cho trí óc sáng chế ra kỹ thuật tinh vi hơn, có thể phát minh ra máy móc tinh xảo hơn, chiếc xe hơi an toàn hơn, máy điện tín chạy nhanh
hơn, nhà ở tiện nghi hơn....
nhưng nó không thể làm cho một người thành người tốt hơn.
Những thầy giáo đó, các giảng viên ở các trường đại học và các hội
đoàn tôn giáo sẽ gieo trồng vào đầu óc ta rất nhiều kiến thức và chủ
thuyết. Điều này rất là nguy hiểm cho con người. Nó sẽ chỉ gây ra nhiều hỗn loạn hơn cho sự tìm hiểu
cái gì là Chân Lý.
Cho nên “nhiệm vụ” cuả một Thầy Giáo chân chính sẽ trở nên thật khó khăn. Bởi vì Thầy giáo thật sự
là người cần thu dọn cho sạch những kiến thức
và ý thức hệ cũ kỹ rác rưởi vô ích
đó. Thầy giáo thực sự sẽ lấy đi những kiến thức cũ kỹ rác rưởi và cởi bỏ gánh nặng
cho ta, họ sẽ phá huỷ tất cả những
kiến thức và làm ta thành ngu muội trở
lại.... thành trần trụi...và
ngây thơ như một đứa bé con hay
một trẻ sơ sinh.
Người thầy giáo
chân chính thì thực là phá hoại. Họ sẽ làm ta trở lại thành một đứa bé con một lần nữa. Không dậy cho một nguồn tin gì, cũng sẽ không dậy cho bất cứ một lý thuyết hay giáo điều
gì; nhưng sẽ dùng con dao sắc cắt bỏ cái tâm suy luận của ta đi. Và làm ta trở thành vô tâm, ta không thể chạy đi
đâu được và không có chỗ nào để trốn, ta là ngu muội và ngây thơ, trần trụi ....rồi đột
nhiên sự nổ vỡ vĩ đại xẩy ra...Điều lạ lùng này luôn luôn xảy ra trong lúc ta hoàn toàn ngây
thơ và không chuấn bị.
Vì thế,
những Đức cao cả như Chúa Jesus đã
nói: “Trừ phi ngươi giống như những đứa trẻ, ngươi sẽ không vào được kinh thành của Thượng đế của ta.”
Đây là một trong những lời nói tuyệt đẹp đã được bộc lộ từ đấng Cao Cả. Ngày nay bất
hạnh thay....không có nhiều người có thể hiểu được
điều Chúa Jesus đã nói. Thêm vào đó họ còn
tiếp tục làm ô nhiễm câu nói
đó bằng mọi đủ
cách giải thích vô nghĩa
dựa trên cái tâm suy luận của họ.
Thầy giáo thực sự sẽ làm ta trở thành Vô Tâm.
Cho nên...chánh đạo là
gỉ?
“Chánh Đạo” có nghĩa là “Vô Đạo”. Nhưng nếu ta bảo thật
cho những người khác là ta dậy về vô đạo....dậy cho
không có kiến thức....chắc chắn
nhất ta sẽ làm cho những người đó sợ, bỏ chạy. Bởi vì theo quan niệm của xã hội.... sự dậy dỗ này trông quá yếu đuối và vô lý.
Điều này đang xảy ra ngay trước mặt ta vì điện thư này chắc sẽ bị một trong những nhóm phân phối lọc bỏ. Đây cũng là lý do vì sao trong 100 người, có lẽ chỉ có 2 hay 3 người sẽ thực sự được người Thầy Chân chính thu
hút. Các ông thầy giả tạo tuyệt đối
sẽ quyến rũ được số rất đông
học trò hơn; nhưng những
người Thầy chân chính chỉ thu hút một số ít nhưng do chính ông ta lựa chọn...
Achema – 2008
Achema – 2008
Kim Morris luoc dich October 2011
No comments:
Post a Comment