Những người ở trong nhóm có tri thức cao thường có trí óc rất sáng tạo. Nhưng trước khi trở nên sáng tạo, họ cần phải đi qua một “cuộc thử thách rất đau đớn” gần như là đang “chết” đi vậy. Đúng vậy... đó là qua tiến trình của cái chết trước rồi mới có thể biết đến tái sanh....
Sáng tạo là điểm cao tột đỉnh của tri thức, cũng giống như leo lên dốc cao, nó đòi hỏi phải có
nhiều năng lực để chống đỡ lại
cái trọng lực của thân thể bị sức
hút của trái đất kéo xuống. Để cho không có óc sáng tạo thì thật quá dễ dàng.... cũng như buông thả cho cái thân thể nổi lềnh bềnh và mặc kệ
cho nó trôi theo giòng nước trên sông. Không
cần làm bất cứ việc gì và để tự
nhiên cho nước sông đưa đi thật xa tới tận cùng. Nhưng nếu
bơi ngược giòng nước thì phải cần thật nhiều năng lực. Và cũng cần phải bỏ bớt những gánh nặng không cần
thiết. Vì nếu không, những gánh nặng không cần thiết đó sẽ góp phần làm
tăng thêm sự phiền toái. Gần như không ai mang theo những trọng lượng phụ trội trên người có thể bơi ngược giòng nước được.
Cái gì là gánh nặng không
cần thiết?
Gánh nặng không cần thiết là những thứ ta gọi là kiến
thức mà từ thuở nhỏ ta đã liên tục
thu thập vào, tích lũy cho đến khi nó trở thành quá phiền toái cho chính ta. Những kiến thức đã học được
từ trường trung học, từ trường
đại học và các tổ chức tôn giáo chỉ
tạo nên nhiều phiền toái cho ta. Ta cứ tiếp tục lượm lặt đủ loại rác rưởi và hy vọng một ngày nào đó có
thể cần dùng tới nó; ngày
nào đó nó cũng sẽ mang đến một vài lợi ích. Vì thâm tâm thật quá
trống rỗng, cho nên ta cứ tham lam và cứ tiếp tục thu thập, tích
lũy đủ loại kiến thức và nhồi ép vào đầu óc.
Việc này sẽ chắc chắn tạo nên một gánh nặng không cần thiết cho ta. Nó là vô dụng và cần phải được vứt bỏ để ta học hỏi được cái
gì khác mà trước đây chưa hề biết tới. Ta không muốn buông bỏ tất cả những thứ này chỉ vì cái ngã. Cái ngã là một gánh nặng lớn nhất. Ta không thể tiến lên cao với cái
ngã này. Cần phải buông bỏ cái ngã
này đi...nhưng việc này không dễ gì làm được...vì nó sẽ có dính dấp tới sự đau đớn nặng nề...ta sẽ nhận thức những đau đớn đó như sự
chết....cho nên cái “Tôi”, “Chính là Tôi”, “Của Tôi” hay cái ”Ngã giả tạo” này cần phải chết đi trước khi cái “Con người thật” hay “Phật Tính” phát hiện ra.
Cái rắc rối là không
một ai....muốn “Cái Ngã” này bị chết đi...ta vẫn cố ôm chặt lấy nó.... không thể buông nó ra...ta bám vào cái lý lịch của ta...không muốn hoà nhập...tan biến...và hoà tan. Ta không muốn bị trơ trụi và trông
ngây thơ, trở lại tình trạng không
biết gì như một đứa bé con một lần nữa...ta
không muốn đi qua tiến trình này vì không biết chuyện gì sẽ xảy ra sau đó... vì chưa bao giờ có kinh nghiệm về việc này từ trước nên ta
cũng sợ....ta sợ thử thách.....
Thực tế thì....ta
đang đi tìm “Sự Sáng Tạo”.... Tha thiết muốn có nó....ta
muốn nó vì nó có thể đem thêm một vài bảng danh dự để treo lên trên
tường cùng với cái ngã của ta....để cho
cái tôi này có thể trở
thành một người có danh tiếng và nổi bật...trở thành một người mà xã hội kính nể...để
có thể nói ta thật là “đặc biệt” hơn những người khác...ta muốn trở thành
một đại học giả, một kỹ sư tài giỏi, một nhà thiết kế tài hoa, nhà soạn nhạc lừng danh, một chủ tịch
công ty (CEO) xuất sắc, một chính trị gia lão luyện, một nhạc sĩ nổi tiếng, một diễn viên tuyệt vời, hay một giáo
viên xuất sắc .... vv. Chuyện đó không có cách
gì xẩy ra vì ta vẫn còn ôm cái Ngã mạn quá chặt chẽ.
Khi nào ta vẫn còn giữ cái ngã này... thì
không có cách nào ta học biết
được một chút gì về tâm linh...sẽ không bao giờ
thấu hiểu cái “Bờ bên kia” trông như thế nào bởi vì ta chỉ biết nó trong sách vở hay kinh
điển mà chưa bao giờ có được kinh nghiệm về nó từ trước.
Và đây
là cái rắc rối lớn
nhất bất cứ người “sáng tạo” nào phải đối diện: người đó phải vứt bỏ cái tôi của họ đi.
Achema - Malaysia - 2008
Kim Morris lược dịch October 2011Achema - Malaysia - 2008
No comments:
Post a Comment